Thuốc Ameflu night time

0
328
Ameflu night time
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Ameflu night time công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Ameflu night time điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Ameflu night time ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Ameflu night time

Ameflu night time
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dạng bào chế:Viên nén dài bao phim
Đóng gói:Viên nén dài bao phim. Hộp 1 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Acetaminophen 500 mg; Pseudoephedrine HCl 30 mg; Dextromethorphan HBr 15 mg; Chlorpheniramine maleate 2 mg
SĐK:VNB-0895-03
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm OPV – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Làm giảm tạm thời sung huyết mũi, chảy mũi (sổ mũi), hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt, ho, đau họng, nhức đầu, đau mình, và sốt do cảm lạnh, sốt rơm (sốt mùa hè) hay các chứng dị ứng của đường hô hấp trên.

Liều lượng – Cách dùng

+ Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên, cách mỗi 4-6 giờ, không dùng quá 8 viên trong 24 giờ.
+ Trẻ em (từ  6 đến 11 tuổi): uống ½ viên cách mỗi 4-6 giờ, không dùng quá 4 viên trong 24 giờ.
Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Chống chỉ định:

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Suy gan và/hoặc suy thận nặng.

Thiếu hụt G6DP.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Người bệnh đang cơn hen cấp.

Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Glocom góc hẹp.

Tắc cổ bàng quang.

Loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.

Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày.

Tương tác thuốc:

Không dùng thuốc này nếu bạn đang dùng các thuốc ức chế enzym monoaminoxydase (IMAO) (một vài thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hay cảm xúc, hoặc bệnh Parkinson) hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng dùng các thuốc IMAO. Nếu bạn không biết rõ rằng thuốc đang dùng theo đơn bác sĩ có chứa IMAO hay không, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc này.

Tác dụng phụ:

Một số trường hợp dị ứng với thuốc hiếm khi xảy ra như: Đỏ da, sưng phù, phát ban. Tác dụng phụ khác có thể là bồn chồn, nhức đầu, chóng mặt, mệt, khô miệng, buồn nôn, bí tiểu, nhìn đôi.

Thuốc có thể gây hưng phấn, đặc biệt ở trẻ em.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

Không dùng để điều trị đau hơn 7 ngày hoặc sốt hơn 3 ngày trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc có thể gây buồn ngủ. Rượu, các thuốc giảm đau và an thần có thể làm tăng tác dụng gây buồn ngủ. Tránh dùng các thức uống có chứa cồn khi đang dùng thuốc này.

Không dùng thuốc này nếu như bạn đang dùng các thuốc giảm đau và an thần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Nếu đau hoặc sốt kéo dài hay nặng hơn, hoặc có các triệu chứng mới xuất hiện, nếu có đỏ da hoặc sưng phù, phải tham khảo ý kiến bác sĩ vì các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý trầm trọng hơn.

Nếu đau họng nặng, kéo dài hơn hai ngày, kèm với sốt, nhức đầu, phát ban, buồn nôn hay nôn mửa, nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một chứng ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh nặng hơn. Nếu ho kéo dài hơn một tuần, có khuynh hướng tái phát hoặc đi kèm với sốt, phát ban, nhức đầu dai dẳng, nên đi khám bác sĩ.

Không dùng thuốc để điều trị các chứng ho kéo dài hay ho mạn tính như ho do hút thuốc lá, do hen phế quản, giãn phế quản hay ho kèm với tiết đàm (chất nhày) quá mức trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu xuất hiện cảm giác bồn chồn, chóng mặt hay mất ngủ, phải ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không dùng thuốc này, trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ:

+ Nếu có các vấn đề ở đường hô hấp như khí phế thủng hay viêm phế quản mãn tính.

+ Tăng nhãn áp (glaucom)

+ Tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt.

+ Bệnh tim, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường.

Không dùng chung với các thuốc khác có acetaminophen (paracetamol).

Thông tin thành phần Paracetamol

Dược lực:

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.

Dược động học :

– Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài paracetamol chậm được hấp thu một phần và thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.

– Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương.

– Chuyển hoá: Paracetamol chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N – acetyl benzoquinonimin là chất trung gian , chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.

– Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu chủ yếu dạng đã chuyển hoá, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.

Khi dùng paracetamol liều cao (>10 g/ngày), sẽ tạo ra nhiều N – acetyl benzoquinonomin làm cạn kiệt glutathion gan, khi đó N – acetyl benzoquinonimin sẽ phản ứng với nhóm sulfydrid của protein gan gây tổn thương gan, hoại tử gan, có thể gây chết người nếu không cấp cứu kịp thời.

Tác dụng :

Paracetamol (acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Chỉ định :

Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. 

* Giảm đau: 
Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh… Thuốc có hiệu quả nhất là giảm đau cường độ thấp có nguồn gốc không phải nội tạng.

Paracetamol không có tác dụng trị thấp khớp.

Paracetamol là thuốc thay thế salicylat (được ưa thích ở người bệnh chống chỉ định hoặc không dung nạp salicylat) để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt. 
* Hạ sốt:

Paracetamol thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, khi sốt có thể có hại hoặc khi hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản và có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.

Liều lượng – cách dùng:

Cách dùng:

Paracetamol thường dùng uống. Đối với người bệnh không uống được có thể dùng dạng thuốc đạn đặt trực tràng, tuy vậy liều trực tràng cần thiết để có cùng nồng độ huyết tương có thể cao hơn liều uống.

Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.

Không dùng paracetamol cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì sốt như vậy có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng cần được thầy thuốc chẩn đoán nhanh chóng.

Để giảm thiểu nguy cơ quá liều, không nên cho trẻ em quá 5 liều paracetamol để giảm đau hoặc hạ sốt trong vòng 24 giờ, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn.

Để giảm đau hoặc hạ sốt cho người lớn và trẻ em trên 11 tuổi, liều paracetamol thường dùng hoặc đưa vào trực tràng là 325 – 650 mg, cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần thiết nhưng không quá 4 g một ngày, liều một lần lớn hơn 1 g có thể hữu ích để giảm đau ở một số người bệnh.

Để giảm đau hoặc hạ sốt, trẻ em có thể uống hoặc đưa vào trực tràng cứ 4 – 6 giờ một lần khi cần: trẻ em 1 – 2 tuổi, 120 mg, trẻ em 4 – 11 tháng tuổi, 80 mg; và trẻ em tới 3 tháng tuổi, 40 mg. Liều trực tràng cho trẻ em dưới 2 tuổi dùng tuỳ theo mỗi bệnh nhi.

Liều uống thường dùng của paracetamol, dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài 650 mg, để giảm đau ở người lớn và trẻ em 12 tuổi trở lên là 1,3 g cứ 8 giờ một lần khi cần thiết, không quá 3,9 g mỗi ngày. Viên nén paracetamol giải phóng kéo dài, không được nghiền nát, nhai hoặc hoà tan trong chất lỏng.

Chống chỉ định :

Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan.

Người bệnh quá mẫn với paracetamol.

Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Tác dụng phụ

Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trungtính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.

Ít gặp: ban da, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.

Hiếm gặp: phản ứng quá mẫn.

Thông tin thành phần Pseudoephedrine

Dược lực:

Pseudoephedrine hydrochloride một trong những alcaloide tự nhiên của ephedra và là một chất làm co mạch dùng theo đường uống tạo ra tác dụng chống sung huyết từ từ nhưng kéo dài giúp làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên.

Tác dụng :

Cơ chế tác dụng của pseudoephedrine là làm giảm sung huyết thông qua tác động thần kinh giao cảm.

Pseudoephedrinecó tác động giống giao cảm gián tiếp và trực tiếp, và là một chất làm giảm sung huyết hữu hiệu ở đường hô hấp trên. Pseudoephedrine yếu hơn rất nhiều so với ephedrine về những tác dụng làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu cũng như gây kích thích hệ thần kinh trung ương.

Chỉ định :

Giảm các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng và chứng cảm lạnh thông thường bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngứa và chảy nước mắt.

Liều lượng – cách dùng:

Hiện nay thuốc chủ yếu có trong các thuốc phối hợp điều trị các bệnh tai mũi họng.

Nên liều dùng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại thuốc phối hợp.

Chống chỉ định :

Bệnh nhân đang dùng thuốc IMAO.

Bệnh nhân glaucome góc hẹp.

Bí tiểu

Cao huyết áp nặng,

Bệnh động mạch vành nặng và cường giáp.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ hiếm gặp: gồm lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, khát nước, tim nhanh, viêm họng, viêm mũi, mụn nhọt, ngứa ngáy, nổi ban, mày đay, đau khớp, lú lẫn, khàn tiếng, tăng vận động, giảm cảm giác, giảm tình dục, dị cảm, rung rẩy, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp thế đứng, tăng tiết mồ hôi, đau mắt, đau tai, ù tai, bất thường vị giác, kích động, lãnh đạm, trầm cảm, sảng khoái, ác mộng, tăng cảm giác ngon miệng, thay đổi thói quen ở ruột, khó tiêu, ợ hơi, trĩ, lưỡi mất màu, đau lưỡi, nôn mửa, bất thường thoáng qua chức năng gan, mất nước, tăng cân, cao huyết áp, đánh trống ngực, đau nửa đầu, co thắt phế quản, ho, khó thở, chảy máu cam, nghẹt mũi, chảy mũi, kích ứng mũi, mất tiểu, khó tiểu gây đau, tiểu đêm, đa niệu, bí tiểu, suy nhược, đau lưng, co thắt chân, khó ở và chuột rút.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Ameflu night time và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Ameflu night time bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Vinacode
Next articleThuốc Comyrtol
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here