Thuốc Ashab

0
294
Ashab
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Ashab công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Ashab điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Ashab ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Ashab

Ashab
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dạng bào chế:Si rô
Đóng gói:Hộp 1 lọ 60ml

Thành phần:

Dextromethorphan HBr; Chlorpheniramine maleate; Guaifenesin; Pseudoephedrine HCl
Hàm lượng:
(10mg; 1mg; 50mg; 30
SĐK:VN-15348-12
Nhà sản xuất: T.Man Pharma Limited Partnership – THÁI LAN
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm DOHA
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Giảm ho trong một số trường hợp sau: Ho do cảm lạnh, cúm, lao, viêm phổi, viêm phế quản, suyễn, ho gà, sởi, viêm mũi dị ứng, viêm hầu, viêm thanh quản, viêm khí – phế quản, kích thích màng phổi.

Liều lượng – Cách dùng

Người lớn:
Mỗi lần uống 15 ml siro (3 muỗng cà phê), cách 6 đến 8 giờ một lần.
Trẻ em:
– Từ 7 đến 12 tuổi: Mỗi lần uống 10 ml sirô (2 muỗng cà phê), cách 6 đến 8 giờ một lần.
– Từ 2 đến 6 tuổi: Mỗi lần uống 5 ml sirô (1 muỗng cà phê), cách 6 đến 8 giờ một lần.
– Trẻ sơ sinh: Dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc

Dạng gói: 1 gói tương đương 5 ml sirô thuốc.

QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ:
Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều của dextromethorphan bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, trạng thái tê mê, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật. 
Điều trị quá liều dextromethorphan: Hỗ trợ, dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch, cho dùng nhắc lại nếu cần tới tổng liều 10 mg.
Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều của clorpheniramin bao gồm buồn ngủ, kích thích nghịch thường hệ thần kinh trung ương, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp. 
Điều trị quá liều clorpheniramin: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ, rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu. Trong trường hợp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.

Chống chỉ định:

– Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

– Thuốc gây buồn ngủ, tránh dùng thuốc khi đang lái xe, điều khiển máy móc.

– Những bệnh nhân suy hô hấp.

– Những bệnh nhân đang sử dụng những chất ức chế monoamine oxidase.

– Những bệnh nhân mắc bệnh gan.

– Người bệnh đang cơn hen cấp.

– Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.

– Glôcôm góc hẹp.

– Tắc cổ bàng quang.

– Loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.

Tương tác thuốc:

Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO. Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.

Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của clorpheniramin.

Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin.

Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của dextromethorphan.

Quinidin ức chế cytochrom P450 2D6 có thể làm giảm chuyển hóa của dextromethorphan ở gan, làm tăng nồng độ chất này trong huyết thanh và tăng các tác dụng không mong muốn của dextromethorphan.

Tác dụng phụ:

Có thể xảy ra phản ứng phụ như: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, nhức đầu, bồn chồn, đánh trống ngực, táo bón, biếng ăn, đỏ bừng, nổi mẫn, đổ mồ hôi, hạ huyết áp.

Thỉnh thoảng thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa. Hành vi kỳ quặc do ngộ độc, ức chế hệ thần kinh trung ương và suy hô hấp có thể xảy ra khi dùng liều quá cao.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

Cần thận trọng dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đạị tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng, và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.

Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.

Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều đó có thể gây rất rắc rối ở người bị bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.

Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy. Cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.

Tránh dùng cho người bệnh bị tăng nhãn áp như bị glôcôm.

Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng.

Thông tin thành phần Dextromethorphan

Dược lực:

Dextromethorphan là thuốc giảm ho tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.

Dược động học :

– Hấp thu: Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá và có tác dụng trong vòng 15-30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6-8 giờ( 12 giờ với dạng giải phóng chậm).

– Chuyển hoá và thải trừ: thuốc được chuyển hoá ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi và các chất chuyển hoá demethyl, trong số đó có dextrophan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.

Tác dụng :

Dextromethorphan hydrobromid là thuốc giảm ho tác dụng trên trung tâm ho ở hành não. MẶc dù cấu trúc hoá học không liên quan gì đến morphin nhưng dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính không có đờm. Thuốc thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác trong điều trị triệu chứng đường hô hấp trên. Thuốc không có tác dụng long đờm.

Hiệu lực của dextromethorphan gần tương đương với hiệu lực codein. So với codein, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá hơn.

Với liều điều trị, tác dụng chống ho của thuốc kéo dài được 5-6 giờ. Độc tính thấp, nhưng với liều rất cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương.

Chỉ định :

Chứng ho do họng & phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải các chất kích thích. Ho không đờm, mạn tính.

Liều lượng – cách dùng:

Người lớn & trẻ > 12 tuổi: 30mg/lần cách 6-8 giờ, tối đa 120mg/24 giờ. Trẻ 6-12 tuổi:15mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 60mg/24 giờ. Trẻ 2-6 tuổi: 7.5mg/lần, cách 6-8 giờ, tối đa 30mg/24 giờ.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc. Ðang dùng IMAO. Trẻ

Tác dụng phụ

Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, co thắt phế quản, dị ứng da. Hiếm khi buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Thông tin thành phần Chlorpheniramine

Dược lực:

Chlorpheniramine là thuốc đối kháng thụ thể H1 histamin.

Dược động học :

Clorpheniramin maleat hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 -60 phút. Sinh khả dụng thấp, đạt 25 – 50%. Khoảng 70% thuốc trong tuần hoàn liên kết với protein. Thể tích phân bố khoảng 3,5 lít/kg (người lớn) và 7 – 10 lít/kg (trẻ em).

Thuốc chuyển hoá nhanh và nhiều. Các chất chuyển hoá gồm có desmethyl – didesmethyl – clorpheniramine và một số chất chưa được xác định, một hoặc nhiều chất trong số đó có hoạt tính.

Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hoá, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu. Chỉ một lượng nhỏ thấy trong phân.

Tác dụng :

Chlorpheniramine là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, clorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng này khác nhau nhiều giữa các cá thể.

Tác dụng kháng histamin của clorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động.

Chỉ định :

Viêm mũi dị ứng mùa và quanh năm.

Những triệu chứng dị ứng khác: mày đay, viêm mũi vận mạch do histamin, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch, phù Quincke, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh, côn trùng đốt, ngứa ở người bệnh bị sởi hoặc thuỷ đậu.

Liều lượng – cách dùng:

Viêm mũi dị ứng:

– Người lớn: bắt đầu uống 4 mg lúc đi ngủ, sau tăng từ từ trong 10 ngày đến 24 mg/ngày, nếu dung nạp được, chia làm 2 lần, cho đến cuối mùa.

– Trẻ em (2 – 6 tuổi: uống 1 mg, 4 – 6 giờ một lần, dùng đến 6 mg/ngày.

– Trẻ em 6 – 12 tuổi: ban đầu uống 2 mg lúc đi ngủ, sau tăng dần dần trong 10 ngày, lên đến 12 mg/ngày, nếu dung nạp được, chia 1 – 2 lần, dùng cho đến hết mùa.

Phản ứng dị ứng cấp:12 mg, chia 1 -2 lần uống.

Phản ứng dị ứng không biến chứng: 5 – 20 mg, tiêm bắp, dưới da hoặc tĩnh mạch.

Điều trị hỗ trợ trong sốc phản vệ: 10 – 20 mg, tiêm tĩnh mạch.

Phản ứng dị ứng với truyền máu hoặc huyết tương: 10 – 20 mg, đến tối đa 40 mg/ngày, tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.

Người cao tuổi: dùng 4 mg, chia 2 lần/ngày, thời gian tác dụng có thể tới 36 giờ hoặc hơn, thậm chí cả khi nồng độ thuốc trong huyết thanh thấp.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với clorpheniramin hạơc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Người bệnh đang cơn hen cấp.

Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.

Glaucom góc hẹp.

Tắc cổ bàng quang.

Loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.

Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.

Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng clorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của clorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế IMAO.

Tác dụng phụ

TÁc dụng an thần rất khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng.

Thường gặp: ngủ gà, an thần, khô miệng.

Hiếm gặp: chóng mặt, buồn nôn.

Tác dụng phụ khi tiêm thuốc: có cảm giác như bị châm, đốt hoặc rát bỏng nơi bị tiêm, tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hạ huyết áp nhất thời hoặc khi kích thích thần kinh trung ương.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Ashab và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Ashab bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Ambrocap
Next articleThuốc Asthasal HFA
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here