Thuốc BefadoI CF

0
460
BefadoI CF
5/5 - (1 bình chọn)

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc BefadoI CF công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc BefadoI CF điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc BefadoI CF ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

BefadoI CF

BefadoI CF
Nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên; hộp 1 chai 100 viên

Thành phần:

Paracetamol 500 mg; Phenylephrin hydroclorid 10 mg; Loratadin 5 mg
SĐK:VD-23904-15
Nhà sản xuất: Công ty liên doanh Meyer-BPC – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty liên doanh Meyer-BPC
Nhà phân phối: azthuoc

Chỉ định thuốc BefadoI CF

Điều trị các triệu chứng cảm cúm như sốt, nhức đầu, hắt hơi, ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi do dị ứng thời tiết, viêm kết mạc dị ứng.
DƯỢC LỰC
Dược chất chính của thuốc là paracetamol, phenylephrin và loratadin.
Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phối hợp với tính kháng histamin kéo dài của loratadin cùng với tác dụng chống sung huyết ở niêm mạc mũi của phenylephrin.
Phenylephrin là thuốc giống giao cảm tác động trên các thụ thể _alpha_-adrenaline ở các tiểu động mạch trong niêm mạc mũi gây co thắt làm giảm sung huyết.
DƯỢC ĐỘNG HỌC
Paracetamol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Tác dụng mạnh nhất thể hiện trong vòng 1 giờ sau khi uống.
Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều vào các mô. Thời gian bán hủy của paracetamol khoảng 2 giờ ở người bình thường.
Sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương của phenylephrin đạt được trong khoảng 1-1,3 giờ.
Loratadin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Loratadin chủ yếu chuyển hóa thành descarboethoxyloratadin, là chất chuyển hóa có tác dụng dược lý. Sau khi uống tác dụng kháng histamin xuất hiện trong vòng 1-4 giờ, đạt tối đa 8-12 giờ và kéo dài hơn 24 giờ.

Liều lượng – Cách dùng thuốc BefadoI CF

Thuốc uống. Liều dùng thông thường như sau:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần uống 1 viên, mỗi ngày uống 2-3 lần.
QUÁ LIỀU
Khi xảy ra các triệu chứng quá liều, cần xem xét áp dụng điều trị triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ y khoa (gây nôn, rửa dạ dày và dùng thuốc đối kháng đặc hiệu nếu có) ngay lập tức. Tốt nhất nên ngưng dùng thuốc và lập tức đến trung tâm y tế gần nhất cầm theo toa thuốc này.

Chống chỉ định thuốc BefadoI CF

– Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc mẫn cảm chéo với pseudoephedrin.

– Bệnh nhân có thiếu máu từ trước hoặc có bệnh nặng trên tim, phổi, thận hoặc gan, bệnh cường giáp nặng, glôcôm góc đóng.

– Bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).

– Trẻ em dưới 12 tuổi.

Tương tác thuốc:

– Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

– Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.

– Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

– Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom của tế bào gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.

– Ở bệnh nhân đã dùng thuốc ức chế MAO trước đó, nếu cho phối hợp phenylephrin, tác dụng kích thích tim và tăng huyết áp sẽ mạnh hơn nhiều.

– Khoảng QT kéo dài và xoắn đỉnh đã được ghi nhận khi phối hợp loratadin và amiodaron.

– Cimetidin, ketoconazol và erythromycin làm tăng nồng độ của loratadin trong huyết tương.

Tác dụng phụ thuốc BefadoI CF

– Khi dùng loratadin với liều cao hơn 10 mg hàng ngày, có thể xảy ra các triệu chứng sau: nhức đầu, chóng mặt, khô mũi miệng, hắt hơi, nhịp tim nhanh, buồn nôn, chức năng gan bất thường, kinh nguyệt không đều.

– Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol đã gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu; trên da: hiếm khi phát ban hoặc ngứa.

– Phenylephrin dạng uống ở liều khuyến cáo không có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.

Chú ý đề phòng khi dùng thuốc BefadoI CF

– Bệnh nhân có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp. Bệnh nhân suy gan.

– Khi dùng loratadin, có nguy cơ khô miệng, đặc biệt ở người cao tuổi, tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng loratadin.

– Do thuốc có chứa paracetamol nên thận trọng ở những bệnh nhân có thiếu máu từ trước. Bệnh nhân nên tránh uống rượu khi dùng thuốc. Đôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sẩn ngứa và mề đay xảy ra. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra với việc sử dụng những dẫn chất p-aminophenol, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở bệnh nhân dùng paracetamol.

– Sự hiện diện của phenylephrin trong công thức dạng uống không gây hại cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi ở liều khuyến cáo.

– Không dùng chung với các thuốc khác có chứa paracetamol, phenylephrin hoặc loratadin.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

– Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết, có cân nhắc về tác hại do thuốc gây ra.

– Phụ nữ cho con bú: loratadin bài tiết vào sữa mẹ vì vậy nên cân nhắc hoặc ngưng cho con bú hoặc không dùng thuốc.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc BefadoI CF và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc BefadoI CF bình luận cuối bài viết.

Nguồn tham khảo uy tín

Thuốc BefadoI CF cập nhật ngày 15/12/2020: https://tracuuthuoctay.org/thuoc-befadoi-cf-tac-dung-lieu-dung-gia-bao-nhieu/

Previous articleThuốc Ayale
Next articleThuốc Bluetec
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here