AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Cedipect công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Cedipect điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Cedipect ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Cedipect

Thành phần:
Nhà sản xuất: | Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM – VIỆT NAM | ||
Nhà đăng ký: | |||
Nhà phân phối: | azthuoc |
Chỉ định thuốc Cedipect
Liều lượng – Cách dùng thuốc Cedipect
Chống chỉ định thuốc Cedipect
Trẻ em dưới 18 tuổi vừa thực hiện cắt amidan và/hoặc thủ thuật nạo V.A.
Bệnh nhân bệnh gan, suy hô hấp.
Phụ nữ cho con bú.
Những bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
Trẻ em dưới 12 tuổi để điều trị ho do có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
Tương tác thuốc:
Tác dụng giảm đau của codein tăng lên khi phối họp với aspirin và paracetamol, nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng bởi quinidin.
Codein làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.
Tác dụng phụ thuốc Cedipect
Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, táo bón.
Tiết niệu: Bí đái, đái ít.
Tim mạch: Mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng.
Ít gặp:
Phản ứng dị ứng: Ngứa, mày đay.
Thần kinh: Suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn.
Tiêu hóa: Đau dạ dày, co thắt ống mật.
Hiếm gặp:
Dị ứng: Phản ứng phản vệ
Thần kinh: Ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật.
Tim mạch: Suy tuần hoàn.
Loại khác: Đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.
Nghiện thuốc: Dùng codein trong thời gian dài với liều từ 240 – 540mg/ngày có thể gây nghiện thuốc.
Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Cedipect
– Cẩn thận khi phối hợp với phenothiazin, barbiturat, benzodiazepin, thuốc ức chế monoamin oxidase, thuốc chống trầm cảm ba vòng.
– Codein chỉ nên được sử dụng ở liều thấp nhất mà có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất.
Không khuyến cáo sử dụng codein cho trẻ em có các vấn đề liên quan đến hô hấp (Ví dụ: khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ…)
Lưu ý:
Không dùng thuốc liên tục quá 7 ngày.
Chuyển hóa qua CYP2D6
Codein được chuyển hóa thành morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính) qua enzym gan CYP2D6 tại gan. Nếu thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ enzyme này, bệnh nhân sẽ không đạt được hiệu quả điều trị phù hợp. Ước tính có đến 7% dân số da trắng có thể thiếu hụt enzyme này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mang gen chuyển hóa chuyển hóa mạnh hoặc siêu nhanh, sẽ tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opioid ngay cả ở liều kê đơn thường dùng. Những bệnh nhân này có khả năng chuyển hóa codein thành morphin nhanh hơn, dẫn đến nồng độ morphin trong huyết thanh cao hơn so với dự kiến.
Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc opioid bao gồm rối loạn ý thức, buồn ngủ, thở nông, co đồng tử, buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong các trường họp nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa tính mạng và rất hiếm khi gây tử vong.
Tỷ lệ ước tính người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh trong các chủng tộc khác nhau được tóm tắt trong bảng dưới đây:
Chủng tộc Tỷ lệ %
Người Châu Phi/Ethiopia 29%
Người Mỹ gốc Phi 3,4% đến 6,5%
Người Châu Á 1,2% đến 2%
Người da trắng 3,6% đến 6,5%
Người Hy Lạp 6,0%
Người Hungary 1,9%
Người Bắc Âu 1% đến 2%
Bệnh nhân suy giảm chức năng hô hấp:
Codein không được khuyến cáo sử dụng ở những trẻ em có suy giảm chức năng hô hấp, bao gồm rối loạn thần kinh cơ, bệnh lý nặng về tim hoặc hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp trên và phổi, đa chấn thương hay vừa phải qua phẫu thuật lớn. Các yếu tố này có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của ngộ độc morphin.”
Lái xe
Codein có thể gây buồn ngủ. Bệnh nhân dùng thuốc này không nên lái xe hay vận hành máy móc.
Thai kỳ
Cedipect không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú (xem phần Chống chỉ định).
Ở liều điều trị thông thường, codein và chất chuỵển hóa có hoạt tính có thể có mặt trong sữa mẹ ở liều rất thấp và dường như không gây ảnh hưởng bất lợi đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh, morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính của codein) có thể có trong sữa mẹ với nồng độ cao hơn và trong những trường hợp rất hiếm gặp, có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc opioid ở trẻ sơ sinh, có thể gây tử vong.
Thông tin thành phần Codeine
Dược lực:
Dược động học :
Tác dụng :
Codein có tác dụng giảm đau trong trường hợp đau nhẹ và vừa (tác dụng giảm đau của codein có thể là do sự biến đổi khoảng 10% liều sử dụng thành morphin). Vì gây táo bón nhiều nếu sử dụng dài ngày, nên dùng codein kết hợp với các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid để tăng tác dụng giảm đau và giảm táo bón.
Codein có tác dụng giảm ho do tác dụng trực tiếp lên trung tâm gây ho ở hành não, codein làm khô dịch đường hô hấp và làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản. Codein không đủ hiệu lực để giảm ho nặng. Codein là thuốc trấn ho trong trường hợp ho khan làm mất ngủ.
Codein gây giảm nhu động ruột vì vậy là một thuốc rất tốt trong điều trị ỉa chảy do bệnh nhân thần kinh đái tháo đường. Không được chỉ đinh khi bị ỉa chảy cấp va ỉa chảy do nhiễm khuẩn.
Chỉ định :
Đau nhẹ và vừa.
Liều lượng – cách dùng:
Uống: mỗi lần 30 mg cách 4 giờ nếu cần thiết: liều thông thường dao động từ 15 – 60 mg, tối đa là 240 mg/ngày. Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3 mg/kg/ngày, chia thành liều nhỏ (6 liều).
Tiêm bắp: mỗi lần 30 – 60 mg cách 4 giờ nếu cần thiết.
Ho khan: 10 – 20 mg 1 lần, 3 – 4 làn trong ngày (dùng dạng thuốc nước 15 mg/5 ml), không vượt quá 120 mg/ngày. Trẻ em 1 – 5 tuổi dùng mỗi lần 3 mg, 3 – 4 lần/ngày (dùng dạng thuốc nước 5 mg/5ml), không vượt quá 12 mg/ngày, 5 – 12 tuổi dùng mỗi lần 5 – 10 mg, chia 3 – 4 lần trong ngày, không vượt quá 60 mg/ngày.
Chống chỉ định :
Trẻ em dưới 1 tuổi.
Bệnh gan, suy hô hấp.
Tác dụng phụ
Ít gặp: phản ứng dị ứng như ngứa, mày đay, suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn, đau dạ dày, co thắt ống mật.
Hiếm gặp: phản ứng phản vệ, ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật, suy tuần hoàn, đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.
Nghiện thuốc: dùng codein trong thời gian dài với liều từ 240 – 540 mg/ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc và bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.
Thông tin thành phần Guaifenesin
Dược lực:
Dược động học :
Tác dụng :
Chỉ định :
Giảm tạm thời xổ mũi, nhầy mũi, xung huyết mũi do cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm thanh quản.
Liều lượng – cách dùng:
Chống chỉ định :
Tác dụng phụ
Sỏi thận đã được báo cáo ở những bệnh nhân lạm dụng chế phẩm có chứa guaifenesin.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Các tác dụng không mong muốn thường nhẹ, tự hết. Nếu nôn nhiều hoặc đau bụng nhiều nên ngừng thuốc. Tránh dùng thuốc kéo dài. Rất thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi, nhất là dưới 2 tuổi. Cần uống nhiều nước để giúp làm lỏng đờm quánh.
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Cedipect và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Cedipect bình luận cuối bài viết.
Nguồn tham khảo uy tín
Thuốc Cedipect cập nhật ngày 16/12/2020: https://www.drugs.com/international/pms-cedipect.html
Thuốc Cedipect cập nhật ngày 16/12/2020: https://drugbank.vn/thuoc/pms—Cedipect&VD-19889-13