Thuốc Ciprofloxacin Eye Drop

0
229
Ciprofloxacin Eye Drop
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Ciprofloxacin Eye Drop công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Ciprofloxacin Eye Drop điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Ciprofloxacin Eye Drop ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Ciprofloxacin Eye Drop

Ciprofloxacin Eye Drop
Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ mắt
Đóng gói: Hộp 1 lọ 15ml

Thành phần:

Ciprofloxacin HCL
Hàm lượng:
15mg Ciprofloxacin/
SĐK:VN-12694-11
Nhà sản xuất: Furen Pharmaceutical Group Co., Ltd. – TRUNG QUỐC
Nhà đăng ký: Tsinghua Unisplendour Guhan Bio-Pharmaceutical Co., Ltd
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Điều trị các nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm trong những bệnh lý sau:
Loét giác mạc
Pseudomonas aeruginosa,
Serratia marcescens*,
Staphylococcus aureus,
Staphylococcus epidermidis,
Streptococcus pneumoniae,
Streptococcus (Nhóm Viridans)*.
*Hiệu lực đối với vi khuẩn chỉ được nghiên cứu ở khoảng 10 bệnh nhiễm trùng.
Viêm kết mạc
Staphylococcus aureus,
Staphylococcus epidermidis,
Streptococcus pneumoniae.
Dược lý:

Thuốc kháng khuẩn tổng hợp, tiệt trùng, đa liều dùng trong nhãn khoa.
Hấp thu toàn thân: Một nghiên cứu về hấp thu toàn thân đã được thực hiện, trong đó dung dịch nhỏ mắt Ciloxan được nhỏ mỗi hai giờ khi đang thức trong vòng hai ngày, và thêm năm ngày tiếp sau đó nhỏ mỗi bốn giờ khi đang thức. Nồng độ trong huyết tương tối đa của ciprofloxacin được ghi nhận là dưới 5 ng/ml. Nồng độ trung bình thường dưới 2,5 ng/ml.
Vi trùng học: Ciprofloxacin có hoạt tính phổ rộng trong điều kiện phòng thí nghiệm (in vitro) chống lại nhiều vi khuẩn gram dương và gram âm. Tác dụng diệt khuẩn của ciprofloxacin là do khả năng ức chế hoạt động của enzym DNA-gyrase, là enzym cần thiết cho sự tổng hợp DNA của vi khuẩn.
Ciprofloxacin đã cho thấy khả năng chống lại hầu hết các chủng vi khuẩn sau trong điều kiện phòng thí nghiệm và trên các nhiễm trùng lâm sàng (xem phần Chỉ định).

Liều lượng – Cách dùng

Dung dịch nhỏ mắt
Liều dùng được khuyến cáo trong điều trị loét giác mạc là: nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 15 phút trong vòng sáu giờ đầu, sau đó nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 30 phút trong khoảng thời gian còn lại của ngày đầu tiên. Ngày thứ 2, nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi giờ. Vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 14, nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh mỗi 4 giờ. Có thể’ tiếp tục điều trị hơn 14 ngày nếu chưa có hiện tượng tái tạo biểu mô hoàn toàn.
Liều dùng được khuyến cáo trong điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn là: nhỏ 1 hay 2 giọt vào túi kết mạc mỗi 2 giờ khi đang thức, trong vòng 2 ngày; nhỏ một hay hai giọt vào túi kết mạc mỗi 4 giờ khi đang thức, trong 5 ngày tiếp theo.
Thuốc mỡ
Tra một đoạn khoảng 1-1,5 cm vào túi kết mạc, 3 lần mỗi ngày trong hai ngày đầu tiên, sau đó 2 lần mỗi ngày cho 5 ngày kế tiếp.
Quá liều
Khi quá liều tại chỗ do thuốc mỡ hay dung dịch nhỏ mắt Ciloxan có thể’ dùng nước ấm để’ rửa mắt.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định trên bệnh nhân có tiền căn quá mẫn với ciprofloxacin hay thành phần khác của thuốc. Có tiền căn quá mẫn với các quinolone khác cũng bị chống chỉ định dùng ciprofloxacin.

Tương tác thuốc:

Chưa có nghiên cứu đặc hiệu về tương tác thuốc được thực hiện với ciprofloxacin nhỏ mắt. Tuy nhiên, khi dùng đường toàn thân một số quinolone, người ta đã nhận thấy có tình trạng tăng nồng độ huyết thanh của theophylline, ngăn cản chuyển hóa cafeine, tăng cường khả năng tác dụng của thuốc chống đông dạng uống, warfarin và các dẫn xuất của nó, và cũng ghi nhận sự gia tăng creatinine huyết thanh trên bệnh nhân dùng đồng thời với cyclosporin.

Tác dụng phụ:

Tác dụng ngoại ý liên quan với thuốc thường được báo cáo nhất là cảm giác khó chịu hay rát tại chỗ. Trong các nghiên cứu về loét giác mạc có dùng thuốc thường xuyên, khoảng 17% (dung dịch) và 13% (thuốc mỡ) bệnh nhân có tình trạng kết tủa tinh thể’ màu trắng (xem mục Thận trọng lúc dùng). Dưới 10% bệnh nhân có xảy ra các tác dụng ngoại ý khác, bao gồm cứng bờ mi, có vảy/tinh thể, cảm giác có dị vật, ngứa, sung huyết giác mạc và có vị khó chịu sau khi nhỏ thuốc. Dưới 1% bệnh nhân có các tác dụng ngoại ý như nhuộm màu giác mạc, bệnh kết mạc/viêm kết mạc, phản ứng dị ứng, sưng mí mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, thâm nhiễm giác mạc, buồn nôn và giảm thị lực.

Chú ý đề phòng:

Chỉ dùng tại chỗ, không được tiêm vào mắt.

Người ta đã ghi nhận có phản ứng quá mẫn nặng và thường nguy hiểm đến tính mạng trên bệnh nhân được điều trị với quinolone đường toàn thân, đôi khi với liều đầu tiên. Một số phản ứng có kèm theo tình trạng trụy tim mạch, mất tri giác, phù thanh quản hay mặt, khó thở, nổi mày đay và ngứa. Chỉ một số ít bệnh nhân trong tiền căn có phản ứng quá mẫn. Các phản ứng phản vệ trầm trọng cần phải điều trị cấp cứu ngay bằng epinephrine và các biện pháp hồi sức khác, bao gồm thở oxy, truyền dịch tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch kháng histamine, corticosteroid, các amin hoạt mạch và xử trí đường hô hấp.

Thận trọng khi dùng

Tổng quát

Như với các kháng sinh khác, dùng ciprofloxacin kéo dài có thể gây ra tình trạng bộc phát của các vi khuẩn không nhạy cảm, kể’ cả vi nấm. Nếu có bội nhiễm, nên có biện pháp điều trị thích hợp. Bất cứ khi nào cần đánh giá lâm sàng, nên thăm khám cho bệnh nhân cùng với sự hỗ trợ của dụng cụ phóng đại như đèn khe và nhuộm huỳnh quang, nếu có điều kiện. Ngay khi có nổi ban ở da hay một số dấu hiệu khác của phản ứng quá mẫn, nên ngưng dùng ciprofloxacin. Trong các nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân loét giác mạc do vi khuẩn 35 (16,5%) trong số’ 210 bệnh nhân có hiện tượng kết tủa tinh thể’ màu trắng khu trú ở phần nông của tổn thương giác mạc. Hiện tượng kết tủa xảy ra trong vòng 24 giờ đến 7 ngày sau khi bắt đầu điều trị. Ở một bệnh nhân, sự kết tủa được rửa ngay khi vừa xuất hiện. Sự dung giải được ghi nhận trong 1-8 ngày ở 17 bệnh nhân. Sự dung giải được ghi nhận trong 10-13 ngày ở 5 bệnh nhân. Trên 9 bệnh nhân, không có ngày dung giải chính xác. Tuy nhiên, qua thăm khám trong quá trình treo dõi, 18-44 ngày sau khi xảy ra hiện tượng này, người ta ghi nhận có sự dung giải hoàn toàn của chất kết tủa. 3 bệnh nhân hoàn toàn không có thông tin về kết quả. Hiện tượng kết tủa không cản trở việc tiếp tục dùng ciprofloxacin, và cũng như không gây ảnh hưởng ngoại ý lên quá trình lâm sàng của loét hay thị lực (xem mục Tác dụng ngoại ý).

Dùng trong nhi khoa

Độ an toàn và hiệu quả điều trị khi sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi (đối với dạng dung dịch nhỏ mắt) và dưới 2 tuổi (đối với dạng thuốc mỡ tra mắt) chưa được khẳng định.

Mặc dù ciprofloxacin và các dẫn xuất quinolones khác gây các bệnh về khớp khi thử nghiệm dùng bằng đường uống trên một loài chó săn còn nhỏ, việc dùng tại chỗ trên mắt của ciprofloxacin trên các động vật thử nghiệm còn nhỏ không cho thấy gây ra một bệnh lý nào trên khớp và không có bằng chứng cho thấy dạng dùng trong nhãn khoa có một tác dụng nào trên các khớp xương chịu trọng lượng cơ thể.

Khi có thai và cho con bú

Các nghiên cứu về sinh sản đã được thực hiện trên chuột và chuột nhắt với liều sáu lần cao hơn liều thông thường dùng cho người và cho thấy không có bằng chứng về rối loạn sinh sản hay tổn thương thai do dùng ciprofloxacin. Như đối với hầu hết các kháng sinh khác, trên thỏ, ciprofloxacin (liều 30 và 100 mg/kg dùng theo đường uống) gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân của thỏ mẹ và làm tăng tỷ lệ xẩy thai. Không có hiện tượng sinh quái thai với các liều đã sử dụng. Khi dùng qua đường tĩnh mạch với liều lên đến 20 mg/kg, không có hiện tượng độc tính cho mẹ cũng như không có hiện tượng nhiễm độc cho phôi hay sinh quái thai. Trong thời kỳ thai nghén, dung dịch nhỏ mắt Ciloxan chỉ nên dùng khi đã cân nhắc giữa ích lợi và nguy cơ cho thai.

Vẫn chưa được biết ciprofloxacin dùng tại chỗ có được bài tiết qua sữa người hay không. Tuy nhiên, sau một liều đơn 500 mg theo đường uống, đã tìm thấy ciprofloxacin trong sữa người. Nên lưu ý hơn khi dùng thuốc mỡ và dung dịch nhỏ mắt Ciloxan cho bà mẹ nuôi con bú.

Mặc dù ciprofloxacin và các quinolone khác gây ra bệnh lý ở khớp trên động vật chưa trưởng thành ở đa số loài được thử nghiệm sau khi cho dùng theo đường uống, ciprofloxacin dùng nhỏ tại mắt cho động vật chưa trưởng thành không gây ra bệnh lý ở khớp; và không có bằng chứng cho thấy dạng nhỏ mắt có bất kỳ ảnh hưởng nào lên các khớp chịu lực.

Thông tin thành phần Ciprofloxacin

Dược lực:

Ciprofloxacin là một hoạt chất mới thuộc nhóm quinolone. Chất này ức chế men gyrase (gyrase inhibitors) của vi khuẩn.

Dược động học :

– Hấp thu: Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hoá. Khi có thức ăn và các thuốc chống toan, hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Ðộ khả dụng sinh học của Ciprofloxacin khoảng 70-80%.

– Phân bố: Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau khi uống thuốc 60-90 phút. Ciprofloxacin hiện diện với nồng độ cao tại những vị trí nhiễm trùng chẳng hạn như trong các dịch của cơ thể và trong các mô. Thời gian bán hủy 3-5 giờ. Chỉ cần uống thuốc hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều tối.

Sau khi truyền tĩnh mạch, 75% liều được dùng sẽ bị bài tiết qua nước tiểu và thêm 14% qua phân. Hơn 90% hoạt chất sẽ bị bài tiết trong 24 giờ đầu tiên.

Các số liệu khác:

Thời gian bán hủy trong huyết thanh xấp xỉ 4 giờ (3-5 giờ).

Thể tích phân bố (ở giai đoạn hằng định) xấp xỉ 2,8l/kg.

Ðộ thanh lọc thận xấp xỉ 5ml/phút kg.

Ðộ gắn kết protein xấp xỉ 30%.

Ðộ thẩm thấu dung dịch truyền 300mOsm.

Thành phần NaCl dung dịch truyền 900mg/100 ml.

– Chuyển hoá: ở gan.

– Thải trừ: khoảng 40-50% thuốc được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận.

Tác dụng :

Phổ kháng khuẩn:

Ciprofloxacin có hoạt tính mạnh, diệt khuẩn phổ rộng. Nó cản thông tin từ nhiễm sắc thể (vật chất di truyền) cần thiết cho chuyển hóa bình thường của vi khuẩn. Ðiều này làm cho vi khuẩn bị giảm khả năng sinh sản một cách mau chóng.

Do cơ chế tác động đặc hiệu này, Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase. Vì vậy, Ciprofloxacin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline và các kháng sinh khác.

Trong khi sự phối hợp Ciprofloxacin với kháng sinh họ beta-lactam và các aminoglycosides chủ yếu tạo ra hiệu quả bổ sung và không thay đổi trong điều kiện in-vitro, thì trong điều kiện in-vivo, nó thường tạo ra hiệu quả cộng hưởng (như khi phối hợp với azlocillin), đặc biệt trên động vật bị giảm bạch cầu trung tính.

Ciprofloxacin có thể phối hợp với các thuốc sau:

Pseudomonas: azlocillin, ceftazidime.

Streptococci: mezlocillin, azlocillin và các kháng sinh họ beta-lactam có hiệu lực khác.

Staphylococci: các kháng sinh họ beta-lactam, đặc biệt isoxazolylpenicillin, vancomycin.

Vi khuẩn kỵ khí: metronidazol, clindamycin.

Chỉ định :

Các bệnh nhiễm trùng có biến chứng và không biến chứng gây ra do các bệnh nguyên nhạy cảm với ciprofloxacin. 

– Các bệnh nhiễm trùng của: 
*Đường hô hấp. Trong các trường hợp viêm phổi do phế cầu (Pneumococcus) ở bệnh nhân ngoại trú, không nên dùng Ciprofloxacin như là một thuốc đầu tay. Tuy nhiên Ciprofloxacin có thể được dùng trong trường hợp viêm phổi do Klebsiella, Enterobacter, Proteus, Pseudomonas, Haemophilus, Branhamella, Legionella và Staphylococcus.

. Tai giữa (viêm tai giữa) và các xoang (viêm xoang), đặc biệt nguyên nhân do vi khuẩn gram âm, kể cả Pseudomonas hay Staphylococcus.

.
*Mắt.

. Thận và/hoặc đường tiết niệu.

. Cơ quan sinh dục, kể cả bệnh lậu, viêm phần phụ, viêm tiền liệt tuyến.

. Ổ bụng (như nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc đường mật, viêm phúc mạc). 
* Da và mô mềm. 
* Xương khớp. 
*Nhiễm trùng huyết. 
*Nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng (dự phòng) trên bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu (như bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc có tình trạng giảm bạch cầu). 
– Chỉ định cho tình trạng khử nhiễm ruột có chọn lọc trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch (Ciprofloxacin dạng uống).

Liều lượng – cách dùng:

Rối loạn chức năng gan và thận:

1. Giảm chức năng thận:

Ðộ thanh thải creatinine 3mg/100 ml: 2 x nửa đơn vị của liều bình thường/ngày hay 1 x 1 liều bình thường/ngày.

2. Giảm chức năng thận + lọc máu:

Liều dùng giống trường hợp giảm chức năng thận: trong những ngày lọc máu sau khi lọc máu.

3. Giảm chức năng thận + CAPD (thẩm phân phúc mạc liên tục ở những bệnh nhân ngoại trú):

– Bổ sung Ciprofloxacin dạng dịch truyền vào dịch lọc (nội phúc mạc): 50 mg Ciprofloxacin/lít dịch lọc, cho dùng 4 lần/ngày, mỗi 6 giờ.

– Dùng Ciprofloxacin viên bao film (uống) 1 x 500mg viên bao film (hay 2 x 250mg viên bao film), cho dùng 4 lần/ngày, mỗi 6 giờ.

4. Giảm chức năng gan:

Không cần chỉnh liều.

5. Giảm chức năng gan và thận:

Liều dùng giống trường hợp giảm chức năng thận: xác định nồng độ Ciprofloxacin trong huyết thanh nếu có thể.

Cách dùng:

Ciprofloxacin dạng uống:

Uống nguyên viên với một ít nước. Thuốc được uống không phụ thuộc vào giờ ăn.

Nếu uống thuốc lúc đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn.

Ciprofloxacin dạng tiêm, truyền tĩnh mạch:

Cách dùng đường tĩnh mạch khoảng 30 phút cho 100 và 200mg hay 60 phút cho 400mg.

Dung dịch truyền có thể dùng trực tiếp hay sau khi pha với các loại dịch truyền tĩnh mạch khác.

Dung dịch truyền có thể tương thích với các dung dịch sau: dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch Ringer và Ringer’s lactate, dung dịch glucose 5% và 10%, dung dịch fructose 10%, dung dịch glucose 5% với NaCl 0,225% hoặc NaCl 0,45%. Khi dịch truyền Ciprofloxacin được pha với các loại dịch truyền thích hợp, dung dịch này nên được dùng ngay sau khi chuẩn bị xong, vì những lý do về vi sinh học và sự nhạy cảm với ánh sáng.

Các tình trạng bất tương hợp quan trọng:

Trừ khi biết chắc chắn có sự tương thích của thuốc với các dung dịch/thuốc, dung dịch truyền căn bản nên dùng tách riêng. Các dấu hiệu bất tương thích có thể thấy được gồm: kết tủa, đổi màu.

Dung dịch Ciprofloxacin có thể bất tương thích với mọi dung dịch/thuốc bất ổn định về mặt vật lý và hóa học ở pH của dung dịch Ciprofloxacin (như penicillin, dung dịch heparin), đặc biệt khi kết hợp với dung dịch kiềm (pH của dung dịch Ciprofloxacin truyền: 3,9-4,5).

Liệu trình dùng thuốc:

Liệu trình điều trị tùy thuộc vào độ trầm trọng của bệnh diễn tiến trên lâm sàng và diễn tiến vi trùng học. Về căn bản, điều trị nên được tiếp tục một cách hệ thống tối thiểu 3 ngày sau khi hết sốt hoặc hết triệu chứng lâm sàng. Liệu trình điều trị trung bình: 1 ngày cho lậu cấp, viêm bàng quang, đến 7 ngày cho nhiễm trùng thận, đường tiết niệu và ổ bụng, suốt toàn bộ giai đoạn giảm bạch cầu của bệnh nhân bị giảm sức đề kháng, tối đa 2 tháng trong viêm xương và 7-14 ngày trong tất cả những nhiễm khuẩn khác.

Ðiều trị nên tiến hành tối thiểu 10 ngày trong nhiễm trùng do Streptococcus vì nguy cơ xảy ra biến chứng muộn. Sau vài ngày điều trị, có thể thay thế trị liệu Ciprofloxacin tĩnh mạch bằng Ciprofloxacin uống.

Chống chỉ định :

Không được dùng Ciprofloxacin trong các trường hợp quá mẫn cảm với hóa trị liệu bằng ciprofloxacin hoặc các quinolone khác. Không được chỉ định Ciprofloxacin cho trẻ em, thiếu niên đang tăng trưởng và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, vì không có thông tin nào về tính an toàn của thuốc trên nhóm bệnh nhân này, và vì các thực nghiệm trên súc vật cho thấy rằng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ tổn thương sụn khớp của những cơ thể chưa phát triển hoàn toàn về kích thước. Các thực nghiệm trên súc vật vẫn chưa thu được bằng chứng nào về các ảnh hưởng sinh quái thai (dị dạng).

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ sau đã được ghi nhận trong thời gian dùng ciprofloxacin, nhưng không nhất thiết đều xảy ra ở mọi bệnh nhân.

Các tác dụng phụ sau đây đã được thấy:

– Ảnh hưởng lên đường tiêu hóa:

Buồn nôn, tiêu chảy, nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi hoặc mất cảm giác ngon miệng.

Nếu bị tiêu chảy trầm trọng và kéo dài trong hoặc sau điều trị, phải đi khám bệnh vì triệu chứng này có thể che khuất bệnh tiêu hóa trầm trọng (viêm đại tràng giả mạc) cần phải điều trị ngay lập tức. Trong những trường hợp này, phải ngưng dùng Ciprofloxacin và thay thế bằng một trị liệu thich hợp (như uống vancomycin 250 mg dùng 4 lần trong 24 giờ). Chống chỉ định dùng thuốc kháng nhu động ruột.

– Ảnh hưởng lên hệ thần kinh:

Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, run rẩy. Rất hiếm : liệt ngoại biên, vã mồ hôi, dáng đi không vững vàng, co giật, trạng thái lo âu, bị ác mộng, lú lẫn, trầm cảm, ảo giác, một số trường hợp có phản ứng tâm thần (thậm chí tiến triển tới hành vi gây nguy hiểm cho bản thân).

Các phản ứng này đôi khi xảy ra sau liều Ciprofloxacin đầu tiên. Trong những trường hợp này, phải ngưng dùng Ciprofloxacin ngay lập tức và thông báo cho thầy thuốc.

– Phản ứng trên những giác quan:

Rất hiếm: mất cảm giác về mùi, vị, rối loạn thị lực (như nhìn đôi, nhìn màu), ù tai, rối loạn thính lực tạm thời, đặc biệt ở tần số cao.

– Phản ứng quá mẫn cảm:

Các phản ứng này đôi khi xảy ra sau liều Ciprofloxacin đầu tiên. Trong những trường hợp này, phải ngưng dùng Ciprofloxacin ngay lập tức và thông báo cho thầy thuốc.

Phản ứng ở da như nổi ban, ngứa, sốt do thuốc.

– Rất hiếm:

Xuất huyết dạng chấm (petechiae), bóng xuất huyết (haemorrhagic bullae), và nốt nhỏ (papules) với lớp bọc chắc biểu hiện sự liên quan với mạch máu (viêm mạch).

Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell

Viêm thận kẽ, viêm gan, hoại tử tế bào gan rất hiếm khi dẫn đến suy gan đe dọa tính mạng.

Phản ứng phản vệ hay kiểu phản vệ (phù mặt, phù mạch, phù thanh quản ; khó thở tiến triển đến tình trạng choáng đe dọa tính mạng) có thể xảy ra, đôi khi sau liều Ciprofloxacin đầu tiên. Trong những trường hợp này, phải ngưng dùng Ciprofloxacin ngay lập tức và cần phải điều trị (điều trị choáng).

– Ảnh hưởng lên hệ tim mạch:

Rất hiếm: nhịp tim nhanh, phừng mặt, cơn migrain, ngất.

– Ảnh hưởng khác:

Ở các khớp: rất hiếm: khó chịu ở khớp, cảm giác uể oải, đau cơ, viêm bao gân, hơi nhạy cảm với ánh sáng, giảm chức năng thận thoáng qua kể cả suy thận tạm thời.

– Một số trường hợp hiếm đã xảy ra viêm gân Achill trong thời gian dùng Ciprofloxacin. Tình trạng viêm gân Achill có thể dẫn đến đứt gân. Vì vậy, khi có dấu hiệu viêm gân Achill (như sưng đau), nên ngưng dùng Ciprofloxacin và đi khám bệnh.

– Ảnh hưởng lên máu và sự tạo máu:

Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tế bào bạch cầu, chứng giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, giảm tiểu cầu; rất hiếm: tăng bạch cầu, tăng tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, biến đổi giá trị của prothrombin.

– Ảnh hưởng lên các tham số xét nghiệm/cặn lắng nước tiểu:

Có thể làm tăng thoáng qua các transaminase và phosphatase kiềm, cũng như gây vàng da tắc mật, đặc biệt trên những bệnh nhân có tổn thương gan trước đó ; tăng thoáng qua urea, creatinine hay bilirubin trong huyết thanh; tăng đường huyết: trên những ca đặc biệt, có thể có tinh thể niệu và huyết niệu.

– Phản ứng tại chỗ rất hiếm: viêm tĩnh mạch.

Lưu ý cho những người điều khiển phương tiện, máy móc:

Ngay cả khi dùng thuốc theo đúng hướng dẫn, thuốc có thể ảnh hưởng lên tốc độ phản xạ đến mức giảm khả năng điều khiển xe cộ và vận hành máy móc. Ảnh hưởng càng nhiều hơn khi dùng thuốc cùng với rượu.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Ciprofloxacin Eye Drop và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Ciprofloxacin Eye Drop bình luận cuối bài viết.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here