Thuốc Dapa-tabs

0
398
Dapa-tabs
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Dapa-tabs công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Dapa-tabs điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Dapa-tabs ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Dapa-tabs

Dapa-tabs
Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Đóng gói:Hộp 3 vỉ x 30 viên

Thành phần:

Indapamide hemihydrate 2,5mg
Hàm lượng:
2,5mg
SĐK:VN-16192-13
Nhà sản xuất: Alphapharm Pty., Ltd – ÚC
Nhà đăng ký: Công ty TNHH DKSH Việt Nam
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Tăng huyết áp vô căn (nguyên phát).

Liều lượng – Cách dùng

Một viên(1,5mg) một ngày. 
Trong mọi trường hợp, cần tuân thủ nghiêm túc đơn của thầy thuốc. 
Trong 24 giờ chỉ uống một lần, vào buổi sáng thì tốt hơn vì cần tính đến tác dụng lợi liệu của thuốc, nhằm tránh phải thức dậy nhiều lần trong đêm.
Nếu quên dùng thuốc, hôm sau không được dùng liều gấp đôi

Chống chỉ định:

Tiền sử dị ứng với thuốc hoặc với các sulfonamides.

Suy thận.

Bệnh gan trầm trọng.

Giảm kali-máu không bình thường (mức kali trong huyết tương giảm).

Cảnh báo: Phải ngừng dùng thuốc này trong trường hợp bị bệnh ban.

Tương tác thuốc:

Phối hợp không được khuyến cáo:

Lithi: Sự gia tăng lithi huyết tương với triệu chứng của tình trạng quá liều, tương tự khi áp dụng chế độ ăn không muối (bài tiết lithi qua đường niệu giảm). Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc lợi tiểu, cần kiểm soát chặt chẽ nồng độ lithi huyết tương và cần hiệu chỉnh liều.

Phối hợp cần thận trọng:

Thuốc gây hiện tượng xoắn đỉnh:

– Thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia (quinidin, hydroquinidin, disopyramid),

– Thuốc chống loạn nhịp nhóm III (amiodaron, sotalol, dofetilid, ibutilid),

– Một số thuốc chống loạn thần: Các thuốc nhóm phenothiazin (chlorpromazin, cyamemazin, levomepromazin, thioridazin, trifluoperazin), các thuốc nhóm benzamid (amisulprid, sulpirid, sultoprid, tiaprid), các thuốc nhóm butyrophenon (droperidol, haloperidol)

– Các thuốc khác: bepridil, cisaprid, diphemanil, erythromycin đường tĩnh mạch, halofantrin, mizolastin, pentamidin, sparfloxacin, moxifloxacin, vincamin đường tĩnh mạch.

Tăng nguy cơ loạn nhịp thất, đặc biệt là xoắn đỉnh (giảm kali huyết là một yếu tố nguy cơ). Cần kiểm soát sự giảm kali huyết và điều chỉnh nếu cần thiết trước khi sử dụng dạng phối hợp này. Kiểm soát về lâm sàng, các chất điện giải trong huyết tương và điện tâm đồ.

Hãy sử dụng các chất không có nguy cơ gây xoắn đỉnh khi đang trong tình trạng hạ kali huyết.

Các thuốc chống viêm phi steroid (N.S.A.I.D) (đường dùng toàn thân) bao gồm các thuốc ức chế chọn lọc COX-2, acid salicylic liều cao ( >= 3g/ngày):

Có khả năng làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của indapamid.

Nguy cơ suy thận cấp ở bệnh nhân mất nước (độ lọc cầu thận giảm). Tiến hành bù nước cho bệnh nhân; kiểm soát chức năng thận khi bắt đầu điều trị.

Các thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin: Nguy cơ hạ huyết áp đột ngột và/hoặc suy thận cấp khi điều trị bằng một thuốc ức chế enzym chuyển xuất hiện khi bệnh nhân đang có tình trạng mất natri (đặc biệt ở bệnh nhân bị hẹp động mạch thận).

Ở bệnh nhân tăng huyết áp, khi việc điều trị bằng thuốc lợi tiểu trước đó có thể gây ra mất natri, cần phải:

– Hoặc dừng thuốc lợi tiểu 3 ngày trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển, và bắt đầu dùng lại thuốc lợi tiểu hạ kali nếu cần thiết;

– Hoặc dùng liều khởi đầu thấp thuốc ức chế enzym chuyển và tăng liều dần dần.

Ở bệnh nhân suy tim sung huyết, bắt đầu điều trị với liều rất thấp thuốc ức chế enzym chuyển, có thể sau khi giảm liều thuốc lợi tiểu hạ kali dùng đồng thời.

Nói chung, cần kiểm soát chức năng thận (creatinin huyết tương) trong những tuần đầu tiên bắt đầu điều trị bằng thuốc ức chế enzym chuyển.

Các thuốc khác gây hạ kali: amphotericin B (đường tĩnh mạch), gluco- và mineral-corticoid (dùng đường toàn thân), tetracosactid, thuốc nhuận tràng kích thích:

Tăng nguy cơ hạ kali huyết (tác dụng hiệp đồng cộng).

Theo dõi kali huyết tương và điều chỉnh nếu cần thiết. Cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp điều trị đồng thời với nhóm digitalis. Sử dụng các thuốc nhuận tràng không kích thích.

Thuốc nhóm digitalis: Hạ kali huyết dẫn tới các tác dụng độc của nhóm digitalis. Cần kiểm soát kali huyết tương và điện tâm đồ và, nếu cần thiết, điều chỉnh việc điều trị.

Baclofen: Tăng hiệu quả chống tăng huyết áp. Bù nước cho bệnh nhân; kiểm soát chức năng thận khi bắt đầu điều trị.

Allopurinol: Điều trị đồng thời với indapamid có thể tăng nguy cơ phản ứng mẫn cảm với allopurinol.

Phối hợp cần cân nhắc:

Thuốc lợi tiểu giữ kali (amilorid, spironolacton, triamteren): Trong khi sự phối hợp hợp lý có lợi ở một số bệnh nhân, sự giảm hoặc tăng kali huyết (đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận hoặc đái tháo đường) có thể vẫn xảy ra. Cần kiểm soát nồng độ kali huyết và điện tâm đồ, nếu cần thiết, cần xem xét lại việc điều trị.

Metformin: Sự gia tăng nguy cơ gây nhiễm acid lactic của metformin do khả năng gây suy thận chức năng liên quan đến lợi tiểu và đặc biệt với thuốc lợi tiểu quai. Không được dùng metformin khi creatinin huyết tương vượt quá 15mg/L (135µmol/L) ở nam giới và 12mg/L (110 µmol/L) ở nữ giới.

Thuốc cản quang chứa iod: Khi các thuốc lợi tiểu gây mất nước, nguy cơ suy thận cấp tăng lên, đặc biệt khi bệnh nhân sử dụng liều cao thuốc cản quang chưa iod. Cần bù nước trước khi sử dụng các thuốc chứa iod.

Các thuốc chống trầm cảm tương tự imipramin, thuốc an thần: Tác dụng chống tăng huyết áp và nguy cơ hạ huyết áp thế đứng đều tăng lên (tác dụng hiệp đồng cộng).

Calci (dạng muối): Nguy cơ tăng calci huyết do sự giảm bài tiết calci qua nước tiểu.

Ciclosporin, tacrolimus: Nguy cơ tăng creatinin huyết tương không kèm theo bất cứ thay đổi nào về nồng độ ciclosporin trong tuần hoàn, ngay cả trường hợp bệnh nhân không bị mất nước hay mất natri.

Các thuốc nhóm corticosteroid, tetracosactid (dùng đường toàn thân): Làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp (giữ nước/natri do các thuốc nhóm corticosteroid).

Tác dụng phụ:

Cảm giác mệt mỏi.

Biểu hiện dị ứng, một số ca ban da hiếm gặp.

Cảm giác chóng mặt khi chuyển tư thế từ nằm sang đứng.

Tăng nguy cơ mất nước của bệnh nhân cao tuổi và suy tim.

Có thể xảy ra biến đổi một vài tham số máu, đặc biệt là mất kali quá mức, nhất là ở người cao tuổi và người suy dinh dưỡng.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm cận lâm sàng để liều tiết có tham số ấy.

Xin thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn mọi tác dụng không mong muốn hoặc phiền toái chưa ghi trong đơn hướng dẫn này.

Chú ý đề phòng:

Dùng thuốc này phải thận trọng trong các tình huống sau.

Rối loạn cân bằng nước – điện giải, đái tháo đường, thống phong (gút), chức năng thận có vấn đề.

Bác sĩ có thể cần yêu cầu xem xét nghiêm cận lâm sàng để điều tiết việc chữa bệnh cho bạn.

Nếu nghi ngờ, xin đứng ngần ngại hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.

Ở một vài bệnh nhân, có thể xảy ra phản ứng cá nhân đối với giảm huyết áp, do đó khả năng lái xe hoặc sử dụng máy móc có thể giảm.Xin các bạn vận động viên thận trọng vì thuốc này chứa một hoạt tố có thể gây phản ứng dương tính trong xét nghiệm chống doping.

Lúc có thai:

Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang có thai, cho con bú, hoặc dự định có thai.

Thông tin thành phần Indapamide

Dược lực:

Indapamide là thuốc lợi tiểu chống tăng huyết áp.

Dược động học :

– Hấp thu: Indapamide được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường dạ dày – ruột. Thức ăn hay thuốc kháng acid hầu như không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc. Sau khi uống nồng độ đỉnh trong máu đạt được trong khoảng 2 đến 2,5 giờ.

– Phân bố: Indapamide ưa lipid và phân bố rộng rãi trong các tổ chức của cơ thể. Khoảng 71-79% thuốc gắn với protein huyết tương. Indapamide cũng gắn một cách thuận nghịch với carbonic anhydrase trong hồng cầu.

– Chuyển hoá: Indapamide chuyển hoá mạnh ở gan, chủ yếu thành các chất liên hợp glucuronid và sulfat.

– Thải trừ: Khoảng 60% thuốc bài tiết qua nước tiểu trong 48 giờ, chỉ có 7% thuốc bài tiết dưới dạng nguyên thể. Khoảng 16-23% thuốc bài tiết qua phân, qua đường mật. Thẩm tách máu không loại bỏ được indapamid ra khỏi tuần hoàn.

Tác dụng :

Indapamide là một sulfonamid lợi tiểu, có nhân indol, không thuộc nhóm thiazid. Thuốc có tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp.

– Tác dụng lợi tiểu: giống thuốc lợi tiểu thiazid, indapamid tăng bài tiết natri clorid và nước bằng cách ức chế tái hấp thu ion natri ở ống lượn xa tại vỏ thận. Thuốc tăng bài tiết natri và clorid và ở mức độ ít hơn, kali và magnesi, do đó tăng bài niệu.

– Tác dụng chống tăng huyết áp: tác dụng chống tăng huyết áp của indapamid có cơ chế chủ yếu ngoài thận. Cơ chế này làm tình trạng tăng phản ứng của mạch máu với các amin co mạch trở lại bình thường và giảm sức cản động mạch nhỏ ngoại vi. Cơ chế tác dụng trên mạch máu được giải thích bằng giảm tính co của cơ trơn mạch máu do thay đổi các ion qua màng, đặc biệt là ion calci, bằng giãn mạch do kích thích tổng hợp các prostaglandin giãn mạch, hạ huyết áp như PGE2, PGI2, cuối cùng bằng tăng cường tác dụng giãn mạch của bradykinin.

Chỉ định :

Cao huyết áp vô căn.

Ðiều trị đơn dược đối với cao huyết áp nhẹ & vừa.

Indapamide cũng được dùng điều trị phù và giữ muối do suy tim hoặc nguyên nhân khác. Trong suy tim trái nặng, cấp, trước tiên phải dùng các thuốc lợi tiểu mạnh như bumetanid hoặc furosemid.

Liều lượng – cách dùng:

Người lớn: 1 viên/ngày, uống vào buổi sáng.

Chống chỉ định :

Vô niệu, thiểu niệu tiến triển hoặc trầm trọng, hôn mê gan.

Quá nhạy cảm với thuốc.

Không được dùng indapamid cho người bệnh mới bị tai biến mạch máu não.

Tác dụng phụ

Mất cân bằng điện giải. Thần kinh trung ương: suy nhược, đau đầu, choáng váng, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ. Ðường tiêu hoá: buồn nôn, chán ăn, khô miệng. Tim mạch (hiếm gặp 1%): hạ huyết áp tư thế đứng, nhịp tim nhanh.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Dapa-tabs và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Dapa-tabs bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Crintic
Next articleThuốc Dexdobu
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here