Thuốc Fe-Folic

0
554
Thuốc Fe-Folic phòng và điều trị các chứng thiếu máu do thiếu sắt
Thuốc Fe-Folic phòng và điều trị các chứng thiếu máu do thiếu sắt
5/5 - (1 bình chọn)

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Fe-Folic công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Fe-Folic điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Fe-Folic ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Fe-Folic

Thuốc Fe-Folic phòng và điều trị các chứng thiếu máu do thiếu sắt
Thuốc Fe-Folic phòng và điều trị các chứng thiếu máu do thiếu sắt 
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu
Dạng bào chế: Viên nang
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên, hộp 1 chai x 100 viên

Thành phần:

Sắt (II) fumarate, Folic acid
SĐK:VD-3032-07
Nhà sản xuất: Công ty TNHH sản xuất Thương mại Dược phẩm N.I.C – VIỆT NAM
Nhà đăng ký:
Nhà phân phối: azthuoc

Chỉ định thuốc Fe-Folic

– Điều trị và dự phòng các loại thiếu máu do thiếu sắt, cần bổ sung sắt.

– Các trường hợp tăng nhu cầu tạo máu: phụ nữ mang thai, cho con bú, thiếu dinh dưỡng, sau khi mổ, giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng.

Tác dụng

Sắt là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, cần thiết cho sự tạo Hemoglobin và quá trình oxid hóa tại các mô

Acid folic là một loại vitamin nhóm B (vitamin B9) cần thiết cho sự tổng hợp nucleoprotein và duy trì hình dạng bình thường của hồng cầu

Liều lượng – Cách dùng thuốc Fe-Folic

Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dùng liều trung bình cho người lớn là:

– Dự phòng: 1 viên/ngày.

– Điều trị: theo hướng dẫn của bác sĩ; 

Chống chỉ định thuốc Fe-Folic

– Tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

– Bệnh gan nhiễm sắt.

– Thiếu máu huyết tán.

– Bệnh đa hồng cầu.

Tác dụng phụ thuốc Fe-Folic

– Đôi khi có rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, đau bụng trên, táo bón hoặc tiêu chảy.

– Phân có thể đen do thuốc.

Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Fe-Folic

– Người có lượng sắt trong máu bình thường tránh dùng thuốc kéo dài.

– Ngưng thuốc nếu không dung nạp.

Bảo quản thuốc Fe-Folic

Để nơi khô, mát, tránh ánh sáng.

Thông tin thành phần Sắt

Tác dụng :

Sắt là một khoáng chất. Sắt cần thiết cho sự tạo hemoglobin, myoglobin và enzym hô hấp cytochrom C. Sắt thường được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa tình trạng thiếu chất sắt trong máu.

Chỉ định :

Phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Không có sự khác biệt về khả năng hấp thu sắt khi sắt được bào chế dưới dạng các loại muối khác nhau.

Liều lượng – cách dùng:

Liều dùng thông thường cho người lớn bị thiếu hụt sắt:

Dùng 50-100 mg sắt nguyên tố uống ba lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho phụ nữ bị bị thiếu hụt sắt:

Dùng 30-120 mg uống mỗi tuần trong 2-3 tháng.

Liều dùng thông thường cho thanh thiếu niên bị thiếu hụt sắt:

Dùng 650 mg sắt sulfat uống hai lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị ho do các thuốc ACEI (thuốc ức chế men chuyển angiotensin):

Dùng 256 mg sắt sulfat.

Liều dùng thông thường cho phụ nữ mang thai:

Dùng theo liều khuyến cáo mỗi ngày là 27 mg/ngày.

Liều dùng thông thường cho phụ nữ cho con bú:

Dùng liều khuyến cáo hàng ngày là 10 mg/ngày đối với người từ 14 đến 18 tuổi và 9 mg/ngày đối với người từ 19-50 tuổi.

Liều dùng sắt cho trẻ em

Liều dùng thông thường cho trẻ điều trị thiếu máu do thiếu sắt:

Dùng 4-6 mg/kg mỗi ngày chia uống ba lần trong 2-3 tháng.

Liều dùng thông thường cho trẻ phòng ngừa thiếu sắt:

Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ từ 4-6 tháng tuổi: cho dùng sắt nguyên tố 1 mg/kg/ngày;

Trẻ sơ sinh từ 6-12 tháng tuổi: cho dùng 11 mg/ngày từ thức ăn hoặc thuốc bổ sung;

Trẻ sinh non tháng: cho dùng 2 mg/kg/ngày trong năm đầu tiên;

Trẻ từ 1-3 tuổi: cho dùng 7 mg/ngày;

Trẻ sơ sinh 7-12 tháng: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;

Trẻ em 1-3 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 7 mg/ngày;

Trẻ em 4-8 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 10 mg/ngày;

Trẻ em 9-13 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 8 mg/ngày;

Con trai từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 11 mg/ngày;

Con gái từ 14 đến 18 tuổi: liều khuyến cáo hàng ngày 15 mg/ngày.

Tác dụng phụ

Táo bón;

Phân đậm màu, xanh hoặc đen, phân hắc ín;

Tiêu chảy;

Chán ăn;

Buồn nôn nặng hoặc dai dẳng;

Co thắt dạ dày, đau hoặc khó chịu dạ dày nôn mửa;

Các phản ứng nặng dị ứng (phát ban, nổi mề đay; ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi);

Có máu hoặc vệt máu trong phân;

Sốt.

Thông tin thành phần Folic acid

Dược lực:

Acid folic là vitamin thuộc nhóm B ( vitamin B9 ).

Dược động học :

– Hấp thu: Acid folic trong tự nhiêm tồn tại dưới dạng polyglutamat vào cơ thể được thuỷ phân nhờ carboxypeptidase, bị khử nhờ DHF reductase ở niêm mạc ruột và methyl hoá tạo MDHF, chất này được hấp thu vào máu.

– Phân bố: Thuốc phân bố nhanh vào các mô trong cơ thể vào được dịch não tuỷ, nhau thai và sữa mẹ. Thuốc được tích trữ chủ yếu ở gan và tập trung tích cực trong dịch não tuỷ.

– Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu.

Tác dụng :

Trong cơ thể, Acid folic được khử thành tetrahydrofolat là coenzym của nhiều quá trình chuyển hoá trong đó có tổng hợp các nucleotid có nhân purin hoặc pyrimidin, do vậy ảnh hưởng lên tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường, thiếu acid folic gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ giống như thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Chuyển serin thành glycin với sự tham gia của vitamin B9.

Chuyển deoxyuridylat thành thymidylat để tạo ADN-thymin.

Acid folic cũng tham gia vào một số biến đổi acid amin, vào sự tạo thành và sử dụng format.

Chỉ định :

Ðiều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic (không do chất ức chế, dihydrofolat reductase).

Thiếu acid folic trong chế độ ăn, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic (kém hấp thu, ỉa chảy kéo dài), bổ sung acid folic cho người mang thai (đặc biệt nếu đang được điều trị sốt rét hay lao).

Bổ sung acid folic cho người bệnh đang điều trị bằng các thuốc kháng acid folic như methotrexat. 
Bổ sung cho người bệnh đang điều trị động kinh bằng các thuốc như hydantoin hay đang điều trị thiếu máu tan máu khi nhu cầu acid folic tăng lên.

Liều lượng – cách dùng:

Ðiều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:

Khởi đầu: Uống 5 mg mỗi ngày, trong 4 tháng; trường hợp kém hấp thu, có thể cần tới 15 mg mỗi ngày.

Duy trì: 5 mg, cứ 1 – 7 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh.

Trẻ em đưới 1 tuổi: 500 microgam/kg mỗi ngày;

Trẻ em trên 1 tuổi, như liều người lớn.

Ðể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và thai, tất cả phụ nữ mang thai nên được ăn uống đầy đủ hay uống thêm acid folic nhằm duy trì nồng độ bình thường trong thai. Liều trung bình là 200 – 400 microgam mỗi ngày.

Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước mà thai nhi bị bất thường ống tủy sống, thì có nguy cơ cao mắc lại tương tự ở lần mang thai sau. Những phụ nữ này nên dùng 4 – 5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục suốt 3 tháng đầu thai kỳ.

Chống chỉ định :

Thiếu máu tán huyết, đa hồng cầu.

Tác dụng phụ

Nói chung acid folic dung nạp tốt.

Hiếm gặp:

Ngứa, nổi ban, mày đay. Có thể có rối loạn tiêu hóa.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Fe-Folic và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Fe-Folic bình luận cuối bài viết.

Nguồn tham khảo uy tín

Thuốc Fe-Folic cập nhật ngày 21/12/2020: https://www.drugs.com/uk/slow-fe-folic-tablets-leaflet.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here