Thuốc Jait Capsules

0
349
Jait Capsules
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Jait Capsules công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Jait Capsules điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Jait Capsules ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Jait Capsules

Jait Capsules
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu
Dạng bào chế:Viên nang
Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Lysozyme Chloride, Tocopherol acetate, Carbazochrome, Inositol nicotinate, Aloin
SĐK:VN-1486-06
Nhà sản xuất: Seoul Pharm Co., Ltd – HÀN QUỐC
Nhà đăng ký: Phil International Co., Ltd
Nhà phân phối:

Thông tin thành phần Lysozyme

Dược lực:

Lysozyme là một enzyme làm phân giải vỏ bọc của vách tế bào vi khuẩn.

Tác dụng :

Lysozyme chlorid là men mucopolysaccharidase, có đặc tính kháng khuẩn trên các mầm bệnh gram dương.

Ngoài ra, lysozyme còn có tác dụng củng cố hệ thống miễn dịch ở thể dịch và ở các tế bào tại chỗ, đồng thời tham gia vào phản ứng kháng viêm do có tác động kháng histamin. Kháng viêm bằng cách: Làm bất hoạt các yếu tố gây viêm trong tổ chức (protein và peptide) bằng cách tạo thành các phức hợp.

Kháng virus: Là chất mang điện dương và tác dụng phụ trợ bằng cách hoặc tạo nên phức hợp với các virus mang điện âm hoặc bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của virus.

Chỉ định :

Trường hợp khó bài xuất đàm, viêm xoang mạn tính, chảy máu trong hoặc sau các cuộc tiểu phẫu.

Liều lượng – cách dùng:

Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với với thành phần thuốc hoặc dị ứng với lòng trắng trứng.

Tác dụng phụ

Tiêu chảy, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, ợ hơi.

Thông tin thành phần Vitamin E

Dược lực:

Vitamin E là thuật ngữ chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp,gồm nhiều dẫn xuất khác nhau của tocopherol (gồm alpha, beta, delta, gamma tocopherol) và tocotrienol (gồm alpha, beta, gamma, delta tocotrienol). 

Chất quan trọng nhất là các tocopherol, trong đó alphatocopherol có hoạt tính nhất và được phân bố rộng rãi trong tự nhiên.

Dược động học :

– Hấp thu: Vitamin E hấp thu được qua niêm mạc ruột. Giống như các vitamin tan trong dầu khác, sự hấp thu của vitamin E cần phải có acid mật làm chất nhũ hoá.

– Phân bố: Thuốc vào máu qua vi thể dưỡng chấp trong bạch huyết, rồi được phân bố rộng rãi vào tất cả các mô và tích lại ở mô mỡ.

– Chuyển hoá: Vitamin E chuyển hoá 1 ít qua gan thành các glucuronid của acid tocopheronic và gamma – lacton của acid này.

– Thải trừ: Vitamin E thải trừ một ít qua nước tiểu, còn hầu hết liều dùng phải thải trừ chậm vào mật. Vitamin E vào sữa, nhưng rất ít qua nhau thai.

Tác dụng :

Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá ( ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hoá độc hại ), bảo vệ màng tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.

Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, selen, Vitamin A và các caroten. Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền vững vitamin A.

Khi thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng: rối loạn thần kinh, thất điều, yếu cơ, rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu, dễ tổn thương cơ và tim. Đặc biệt trên cơ quan sinh sản khi thiếu vitamin E thấy tổn thương cơ quan sinh dục, gây vô sinh. Ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác điều trị vô sinh ở nam và nữ, sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tim mạch…

Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh các tổn thương trên chỉ là do thiếu vitamin E gây nên và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin E trên các bệnh này.

Chỉ định :

Phòng ngừa và điều trị thiếu Vitamin E. 

Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da. 

Ðiều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu. 

Hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Liều lượng – cách dùng:

1 viên (400 UI) /ngày.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc.

Tác dụng phụ

Liều cao có thể gây tiêu chảy, đau bụng, các rối loạn tiêu hóa khác, mệt mỏi, yếu.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Jait Capsules và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Jait Capsules bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Katoniron B9
Next articleThuốc Lovenox
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here