Thuốc Kibaluron

0
449
Kibaluron
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Kibaluron công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Kibaluron điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Kibaluron ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Kibaluron

Kibaluron
Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
Dạng bào chế:kem bôi da
Đóng gói:hộp 1 tuýp 10 gam, 20 gam

Thành phần:

Econazol nitrat 100mg; Triamcinolon acetonid 10mg; Gentamicin sulfat 10mg hoạt lực/10gam kem
SĐK:VD-19215-13
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Phil Inter Pharma – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Phil Inter Pharma
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Dùng điều trị tại chỗ bệnh nhiễm nấm da có nhiễm trùng hay nhiễm nấm kèm theo:
– Viêm da dị ứng (chàm, viêm da, viêm da do tả lót, hăm,..)
– Nhiễm nấm Trichophyton: bệnh nấm da chân, bệnh nấm da thân, bệnh nấm da mặt, bệnh nấm da đầu, bệnh nấm râu.
– Lang ben.
– Nhiễm nấm Candida ở da.
– Nhiễm khuẩn da do những chứng nhạy cảm với Gentamicin.

Liều lượng – Cách dùng

Bôi vào vùng da bệnh 2 – 3 lần/ngày. Có thể dùng trong 2 – 4 tuần.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kể thành phần nào trong chế phẩm này.

Thuốc không nên dùng cho nhiễm khuẩn da do lao, giang mai hay do virut Bệnh nhân có biểu hiện nhạy cảm trước đây với kháng sinh nhóm Aminoglycoside hay Bacitracin.

Nấm ở vùng tai ở bệnh nhân thủng màn nhỉ.

Bệnh loét Bezet, Frostbite (bệnh phát cước).

Tác dụng phụ:

Đã có báo cáo có kích ứng nhẹ thoáng qua tại vị trí bôi thuốc.

Hiếm thấy có quá mẫn. Thông thường các triệu chứng này chấm dứt khi ngưng điều trị.

Thông báo bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

– Nên tránh dùng liệu pháp Coticoid liên tục và kéo dài bởi có thể xảy ra tình trạng ức chế tuyến thượng thận, đặc biệt khi dùng thuốc dưới 1 băng gạt ép. Hơn nữa liệu pháp Corticoid kéo dài có thể gây tổn thương da như teo da, dãn mạch, chứng rạn da.

– Sự tăng trưởng của các chủng không nhạy cảm kể cả nấm thỉnh thoảng xảy ra khi dùng kháng sinh tại chỗ. Trong trường hợp ngứa, quá nhạy cảm, bội nhiễm xảy ra, nên ngưng sử dụng và điều trị thích hợp.

-Trong những trường hợp bệnh nhân nhạy cảm với Propyleneglycol, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.

– Không nên dùng thuốc trong thời kỳ thai nghén trừ khi mọi nguy cơ có thể có đã được cân nhắc kỹ lưỡng.

– Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt.

Thông tin thành phần Triamcinolone

Dược lực:

Triamcinolone là glucocorticoid tổng hợp có fluor.

Dược động học :

– Hấp thu: Triamcinolone được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Cũng được hấp thụ tốt khi tiêm tại chỗ hoặc dùng ngoài, đặc biệt khi băng kín hay da bị tổng thương, hoặc xông, phun, sương qua mũi miệng, thuốc có thể được hấp thu tốt, gây tác dụng toàn thân. Dạng tan trong nước của triamcinolon để tiêm tĩnh mạch có tác dụng nhanh, dạng tan trong dầu để tiêm bắp có tác dụng kéo dài hơn.

– Phân bố: Triamcinolon được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể (cơ, gan, da, ruột, thận…). Thuốc qua được hàng rào nhau thai và tiết vào sữa mẹ một lượng nhỏ. Thuốc liên kết chủ yếu với albumin huyết tương.

– Chuyển hoá: Triamcinolon chuyển hoá chủ yếu ở gan, một phần ở thận.

– Thải trừ: Thuốc được đào thải qua đường nước tiểu, thời gian bán thải của thuốc là 2-5 giờ.

Tác dụng :

Triamcinolon là glucocorticoid tổng hợp có chứa fluor. Được dùng dưới dạng alcol hoặc ester, để uống, tiêm bắp hạơc tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi ngoài để điều trị các rối loạn cần dùng corticoid. Thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Vì thuốc gần như không có tác dụng của các corticoid điều hoà chất khoáng nên thuốc không dùng đơn độc để điều trị suy thượng thận.

Tác dụng giữ muối và nước yếu nhưng tác dụng khác của thuốc mạnh và kéo dài hơn prednisolon.

Với liều cao, dùng toàn thân, triamcinolon có tác dụng ức chế bài tiết hormon hướng vỏ thượng thận (ACTH) từ tuyến yên (gây suy vỏ thượng thận thứ phát), vỏ thượng thận ngừng tiết corticosteroid.

Chỉ định :

Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm đốt sống do thấp, viêm khớp vảy nến, viêm mõm lồi cầu. 

Viêm da cơ toàn thân. Pemphigus, hội chứng Steven Johnson, vảy nến nặng, phù mạch, sẹo lồi, liken phẳng. 
Hội chứng Hamman-Rich. Phối hợp với lợi tiểu trong suy tim xung huyết, xơ gan báng bụng kéo dài. Phản ứng viêm sau phẫu thuật răng.
Dạng hít: Dùng trong hen phế quản và các tình trạng co thắt phế quản.
Dùng ngoài: Các bệnh ngoài da đáp ứng với steroid.

Liều lượng – cách dùng:

Viên uống:
Người lớn: Liều từ 4 – 48 mg/ngày, tùy theo từng loại bệnh, nhưng liều trên 32 mg/ngày rất ít khi được chỉ định. Thí dụ:
Do dị ứng: 8 – 16 mg/ngày có thể kiểm soát được bệnh trong vòng 24 – 48 giờ.
Viêm khớp dạng thấp: Liều ban đầu: 8 – 16 mg/ngày trong 2 – 7 ngày. Liều duy trì: 2 – 16 mg/ngày.
Viêm mũi dị ứng nặng theo mùa: Liều ban đầu: 8 – 12 mg/ngày. Liều duy trì: 2 – 6 mg/ngày.
Luput ban đỏ rải rác: Liều ban đầu: 20 – 30 mg/ngày. Liều duy trì: 3 – 30 mg/ngày.
Trẻ em: Liều uống: 0,12 mg/kg (hoặc 3,3 mg/m2 diện tích da) uống làm 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ. Trong ung thư (thí dụ như trong bệnh bạch cầu cấp) liều uống ban đầu: 1 – 2 mg/kg/ngày; sau đó dựa vào đáp ứng của người bệnh để điều chỉnh liều.
Liều tiêm
Người lớn:
Tiêm bắp: Triamcinolon acetonid hoặc diacetat được dùng dưới dạng hỗn dịch để cho tác dụng toàn thân kéo dài.
Triamcinolon acetonid: 40 mg tiêm bắp sâu, vào cơ mông. Có thể lặp lại nếu triệu chứng trở lại. Liều tối đa 1 lần 100 mg.
Triamcinolon diacetat: 40 mg tiêm cách nhau 1 tuần.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: Tiêm bắp (triamcinolon acetonid hoặc hexacetonid): 0,03 – 0,2 mg/kg cách 1 ngày hoặc 7 ngày/1 lần.
Tiêm trong khớp: Tùy theo khớp to hay nhỏ, liều sẽ thay đổi:
Người lớn: Triamcinolon acetonid: 2,5 – 40 mg.
Triamcinolon diacetat: 3 – 48 mg
Triamcinolon hexacetonid: 2 – 30 mg.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: 2,5 – 15 mg
Tiêm trong vùng tổn thương, trong da (sẹo lồi): Dạng diacetat hoặc acetonid nồng độ 10 mg/ml. Tiêm từ 1 đến 3 mg cho mỗi vị trí, không được vượt quá 5 mg cho mỗi vị trí. Nếu tiêm nhiều vị trí, các vị trí tiêm phải cách nhau trên 1 cm. Tổng liều tối đa không được vượt quá 30 mg.
Kem bôi da:
Bôi 1 lớp mỏng ngày 2 – 3 lần (dùng kem, lotio, thuốc mỡ chứa 0,1% tuy nồng độ có thể từ 0,025 đến 0,5%).
Dùng để hít
Hít qua miệng (trong hen): Liều thông thường 200 microgam đã định trước: 1 – 2 lần xịt, ngày 3 – 4 lần; liều không được vượt quá 1600 microgam/ngày.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: 100 – 200 microgam (1 hoặc 2 xịt đã định lượng) 3 – 4 lần/ngày hoặc 200 – 400 microgam (2 – 4 lần xịt định lượng) 2 lần/ngày, không quá 12 lần xịt/ngày.
Hít qua mũi (trong viêm mũi dị ứng): Liều thông thường 2 xịt (110 microgam) vào mỗi bên mũi, ngày 1 lần (triamcinolon acetonid).
Trẻ em 6 – 12 tuổi: 55 microgam (1 xịt) vào mỗi bên mũi, ngày 1 lần.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc. Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm siêu vi hoặc nhiễm lao. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (khi tiêm bắp).

Tác dụng phụ

Dùng toàn thân: Phản ứng phụ cuả corticoid: phù, tăng huyết áp, loét dạ dày, tá tràng, vết thương chậm lên sẹo, dễ nhiễm trùng, tăng đường huyết gây đái tháo đường hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ, loãng xương, xốp xương, rối loạn phân bố mỡ, suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột, đục thuỷ tinh thể, mất ngủ, rối loạn tâm thần.

Dùng tại chỗ: hoại tử xương, thủng gân, teo da, đỏ da sau khi tiêm. Quá mẫn, đỏ bừng mặt, các phản ứng toàn thân.

Thông tin thành phần Gentamicin

Dược lực:

Gentamicin là hỗn hợp kháng sinh có cấu trúc gần nhau, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Micromonospora purpura, Micromonospora echonospora.

Gentamicin là kháng sinh nhóm aminoglycosid có hoạt phổ kháng khuẩn rộng.

Dược động học :

– Hấp thu: Gentamicin ít hấp thu qua đường tiêu hoá nhưng hấp thu tốt qua đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Sau khi tiêm bắp 30-60 phút thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu.

– Phân bố: thuốc ít liên kết với protein huyết tương, duy trì tác dụng 8-12 giờ. Khuếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào, vào được nhau thai và sữa mẹ với lượng nhỏ nhưng ít vào dịch não tuỷ kể cả khi màng não bị viêm.

– Chuyển hoá: Gentamicin ít chuyển hoá trong cơ thể.

– Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, khoảng 70% thuốc thải trừ trong vòng 24 giờ đầu. Thời gian bán thải 2-4 giờ và kéo dài hơn ở người bệnh nhân suy thận, người cao tuổi hoặc trẻ sơ sinh.

Tác dụng :

Gentamicin có tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn ưa khí gram âm và một số ít vi khuẩn gram dương như liên cầu, tụ cầu, phế cầu(kể cả tụ cầu kháng methicillin và tụ cầu sinh penicillinase). Gentamicin còn có tác dụng với một số Actinomyces và Mycoplasma.

Vi khuẩn kháng gentamicin: Mycobacterium, vi khuẩn kị khí và nấm.

Cơ chế tác dụng của gentamicin: Thuốc sau khi thấm được qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn nhờ hệ thống vận chuyển phụ thuộc oxy, gentamicin và các aminosid gắn vào tiểu đơn vị 30S nên trìnhtự sắp xếp các acid amin không đúng tạo ra các protein của tế bào vi khuẩn không có hoạt tính làm vi khuẩn bị tiêu diệt.

Chỉ định :

Gentamicin thường được dùng phối hợp với các kháng sinh khác (beta – lactam) để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng toàn thân gây ra bởi các vi khuẩn Gram âm và các vi khuẩn khác còn nhạy cảm, bao gồm: Nhiễm khuẩn đường mật (viêm túi mật và viêm đường mật cấp), nhiễm Brucella, các nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm Listeria, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn ngoài da như bỏng, loét, nhiễm khuẩn xương, khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (bao gồm viêm phúc mạc), các nhiễm khuẩn về đường tiết niệu (viêm thận bể thận cấp) cũng như trong việc phòng nhiễm khuẩn khi mổ và trong điều trị các người bệnh suy giảm miễn dịch và người bệnh trong đơn nguyên chăm sóc tăng cường…
Gentamicin thường được dùng cùng với các chất diệt khuẩn khác để mở rộng phổ tác dụng và làm tăng hiệu lực điều trị. Thí dụ gentamicin được phối hợp với penicilin trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn đường ruột và liên cầu gây ra, hoặc phối hợp với một beta – lactam kháng trực khuẩn mủ xanh trong các nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh gây ra, hoặc với metronidazol hay clindamycin trong các bệnh do hỗn hợp các khuẩn ưa khí – kỵ khí gây ra.

Nhiễm khuẩn giác mạc, củng mạc, chắp lẹo, viêm bờ mi, túi lệ, loét giác mạc, loét giác mạc có mủ, tổn thương mắt do dị vật, trước & sau các phẫu thuật có can thiệp nội nhãn. 

Điều trị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram âm mắc phải ở bệnh viện, như nhiễm khuẩn đường mật, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu và dự phòng phẫu thuật.

Gentamicin thường phối hợp với penicillin, quinolon, clindamycin và metronidazol để nâng cao hiệu lực kháng khuẩn.

Liều lượng – cách dùng:

Thuốc tiêm:

Thường dùng tiêm bắp. Không dùng tiêm dưới da vì nguy cơ hoại tử da. Khi không tiêm bắp được, có thể dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục. Trường hợp này, pha gentamicin với dung dịch natri clorid hoặc glucose đẳng trương theo tỷ lệ 1 ml dịch truyền cho 1 mg gentamicin. Thời gian truyền kéo dài từ 30 – 60 phút. Với người bệnh có chức năng thận bình thường, cứ 8 giờ truyền 1 lần; ở người suy thận, khoảng cách thời gian truyền phải dài hơn.
Liều lượng phải điều chỉnh tùy theo tình trạng và tuổi tác người bệnh.
 
Gentamicin thường phối hợp với các kháng sinh khác để mở rộng phổ tác dụng hoặc tăng tính hiệu quả như phối hợp với penicilin để điều trị nhiễm khuẩn do Enterococcus và Streptococcus, hoặc với 1 beta – lactam kháng Pseudomonas để chống nhiễm khuẩn Pseudomonas hoặc với metronidazol hoặc clindamycin đối với nhiễm khuẩn hỗn hợp hiếu khí – yếm khí.
Ở người bệnh có chức năng thận bình thường: Người lớn 3 mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần tiêm bắp. Trẻ em: 3 mg/kg/ngày, chia làm 3 lần tiêm bắp (1 mg/kg cứ 8 giờ 1 lần).
Kinh nghiệm gần đây cho thấy cả liều trong ngày có thể tiêm một lần (tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch quãng ngắn) cho người bệnh dưới 65 tuổi, có chức năng thận bình thường, điều trị không quá 1 tuần, và khi không bị nhiễm khuẩn do Enterococci hoặc Pseudomonas spp. Trong những trường hợp này, hiệu quả ít nhất là tương đương và dung nạp đôi khi tốt hơn, nếu tiêm ngày 1 lần so với cách tiêm cổ điển (8 giờ 1 lần). Trong trường hợp khác, tiêm 2 lần mỗi ngày là cách hay được khuyến cáo nhất, trừ trường hợp suy thận thì cần duy trì các biện pháp thông thường. Khi điều trị kéo dài quá 7 – 10 ngày, nên định lượng nồng độ gentamicin trong huyết tương. Nếu nồng độ còn lại (đo ngay trước khi tiêm liều tiêm tiếp sau) dưới 2 microgam/ml chứng tỏ khoảng cách dùng là phù hợp với khả năng đào thải của người bệnh.
Người bệnh suy thận: Cần thiết phải điều chỉnh liều lượng, theo dõi đều đặn chức năng thận, chức năng ốc tai và tiền đình, đồng thời cần kiểm tra nồng độ thuốc trong huyết thanh (nếu điều kiện cho phép).
Cách điều chỉnh liều theo nồng độ creatinin huyết thanh: Có thể giữ liều duy nhất 1 mg/kg và kéo dài khoảng cách giữa các lần tiêm. Tính khoảng cách (tính theo giờ) giữa 2 lần tiêm bằng cách nhân trị số creatinin huyết thanh (mg/lít) với 0,8; hoặc có thể giữ khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 8 giờ, nhưng giảm liều dùng. Trong trường hợp này, sau khi tiêm 1 liều nạp là 1 mg/kg, cứ 8 giờ sau lại dùng 1 liều đã giảm bằng cách chia liều nạp cho một phần mười (1/10) của trị số creatinin huyết thanh (mg/lít).
Cách điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin nội sinh:
Dùng liều khởi đầu là 1 mg/kg.
Các liều tiếp theo được tiêm cứ 8 giờ một lần, và tính theo công thức:
              giá trị độ thanh thải creatinin của người bệnh
1mg/kg x  ——————————————————————  
           giá trị bình thường của độ thanh thải creatinin (100)
Các giá trị của độ thanh thải creatinin được biểu thị bằng ml/phút.
Trường hợp thẩm tách máu định kỳ: Tiêm tĩnh mạch chậm liều khởi đầu 1 mg/kg vào cuối buổi thẩm tách máu.
Trường hợp thẩm tách phúc mạc: Liều khởi đầu 1 mg/kg tiêm bắp. Trong khi thẩm tách, các lượng bị mất được bù bằng cách thêm 5 – 10 mg gentamicin cho 1 lít dịch thẩm tách.
Thuốc nhỏ mắt:

Tra vào mắt bệnh 1,5cm thuốc, 2-3lần/ngày.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc hoặc nhóm aminoglycosid.

Người có tổn thương thận hoặc thính giác.

Tác dụng phụ

Thoáng qua: xót nhẹ ở mắt, ngứa, kích thích. Ngưng thuốc khi có biểu hiện dị ứng.

Với thính giác: gây rối loạn tiền đình, ốc tai do đó làm rối loạn chức năng thính giác như ù tại, chóng mặt, giảm thính lực, điếc không hồi phục.

Với thận: tổn thương, hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ có hồi phục.

Dị ứng: mày đay, ban da, viêm da tróc vẩy, viêm miệng, shock phản vệ.

Các tác dụng không mong muốn khác: ức chế dẫn truyền thần kinh-cơ giống các chất cura, trường hợp nặng gây suy hô hấp, liệt hô hấp, liệt cơ.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Kibaluron và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Kibaluron bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Leucodinine B 10%
Next articleThuốc Kupderma
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here