Thuốc Leucovorin calcium

0
258
Leucovorin calcium
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Leucovorin calcium công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Leucovorin calcium điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Leucovorin calcium ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Leucovorin calcium

Leucovorin calcium
Nhóm thuốc: Thuốc cấp cứu và giải độc
Dạng bào chế:Bột đông khô để pha tiêm-100mg
Đóng gói:Hộp 5 lọ, 10 lọ

Thành phần:

Leucovorin calcium
SĐK:VN-4315-07
Nhà sản xuất: Ben Venue Labs., Inc – MỸ
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp
Nhà phân phối:

Thông tin thành phần Folinat calci

Dược lực:

Calcium folinate là thuốc giải độc các thuốc đối kháng acid folic.
Dược động học :

Acid tetrahydrofolic và các dẫn chất của nó phân bố vào tất cả các mô; khoảng một nửa folat dự trữ của cơ thể ở trong gan. Ở một số ít người bệnh, nồng độ folat trong mật gấp 4,5 lần nồng độ trong huyết tương sau khi uống 2mg acid folic. Thuốc bài tiết qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng 10 – formyl tetrahydrofolat và 5, 10 – methenyltetrahydrofolat.

Có biểu hiện là chất chuyển hóa 5 – methyltetrahydrofolat được dự trữ ở thận hơn là 5 – formyl tetrahydrofolat (acid folinic).
Tác dụng :

Folinat calci (hay leucovorin calci) là dẫn chất của acid tetrahydrofolic, dạng khử của acid folic, là chất tham gia như một đồng yếu tố cho phản ứng chuyển vận một carbon trong sinh tổng hợp purin và pyrimidin của acid nucleic. Sự suy giảm tổng hợp thymidylat ở người thiếu hụt acid folic gây tổng hợp DNA khiếm khuyết và gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Do có thể dễ dàng biến đổi thành các dẫn chất khác của acid tetrahydrofolic nên acid folinic là chất giải độc mạnh cho tác dụng độc của các chất đối kháng acid folic (như methotrexat, pyrimithamin, trimethoprim) cả lên quá trình tạo máu lẫn trên lưới nội mô. Trong một số bệnh ung thư, acid folinic thâm nhập vào các tế bào và giải cứu các tế bào bình thường khỏi tác dụng độc của các chất đối kháng acid folic tốt hơn là các tế bào u, do đó sự khác nhau trong cơ chế chuyển vận qua màng. Nguyên lý này là cơ sở cho liệu pháp methotrexat liều cao phối hợp với giải cứu bằng acid folinic. Acid folinic có thể làm mất tác dụng điều trị và tác dụng độc của các chất đối kháng acid folic, các chất này ức chế enzym dihydrofolat reductase.
Chỉ định :

Phòng và điều trị ngộ độc do các chất đối kháng acid folic (thí dụ khi dùng liều cao methotrexat).

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.

Phối hợp với liệu pháp fluorouracil điều trị ung thư đại trực tràng muộn.
Liều lượng – cách dùng:

Liều folinat calci biểu thị theo acid folinic.

Dự phòng và điều trị độc tính với hệ huyết học liên quan đến các chất đối kháng acid folic: để giải độc, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch folinat calci với liều tương đương với lượng các chất đối kháng đã dùng, càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện vô ý quá liều (trong vòng giờ đầu tiên). Tiêm bắp acid folinic mỗi lần 6 – 12mg, cách 6 giờ một lần, tiêm 4 lần, để xử trí tác dụng phụ xảy ra khi dùng liều trung bình methotrexat.

Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ:

Dùng acid folinic 1mg/ngày, tiêm bắp, để điều trị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu hụt acid folic.

Điều trị phối hợp với fluorouracil trong ung thư kết trực tràng muộn:

Dùng folinat calci theo một trong 2 phác đồ sau đây khi phối hợp với fluorouracil để điều trị ung thư đại trực tràng muộn:

Tiêm tĩnh mạch chậm acid folinic 200mg/m2 trong thời gian trên 3 phút, sau đó tiêm tĩnh mạch 5 – fluorouracil 370mg/m2.

Hoặc: tiêm tĩnh mạch chậm acid folinic 20mg/m2 sau đó tiêm tĩnh mạch 5 – fluorouracil 425mg/m2.

Folinat calci và fluorouracil cần tiêm riêng rẽ để tránh xảy ra kết tủa.

Với cả 2 phác đồ, hàng ngày điều trị như trên trong 5 ngày. Điều trị nhắc lại, sau các khoảng thời gian 4 tuần, thêm 2 đợt nữa như trên. Sau đó có thể nhắc lại phác đồ, với khoảng cách 4 – 5 tuần, với điều kiện là độc tính của đợt điều trị trước đã dịu đi.

Chú ý:

Trong liệu pháp giải cứu bằng acid folinic sau liệu pháp liều cao methotrexat, nếu xảy ra ngộ độc tiêu hóa, buồn nôn, nôn, thì nên dùng acid folinic đường tiêm.

Do nước pha tiêm kìm khuẩn có chứa cồn benzylic, nên khi dùng liều trên 10mg/m2 cần pha thuốc với nước pha tiêm vô khuẩn và sử dụng ngay. Do thuốc tiêm có chứa calci, nên không được tiêm tĩnh mạch folinat calci quá 160mg/phút (16ml dung dịch 10mg/ml hoặc 8ml dung dịch 20mg/ml mỗi phút).
Chống chỉ định :

Dị ứng với acid folinic.

Thiếu máu ác tính và thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ khác do thiếu vitamin B12.
Tác dụng phụ

Folinat calci không gây độc ở liều điều trị mặc dù đã thấy tăng tiểu cầu ở người bệnh dùng folinat calci trong khi truyền động mạch methotrexat. Ngoài ra cũng đã gặp phản ứng quá mẫn, kể cả phản ứng dạng phản vệ và mày đay cả khi dùng đường uống lẫn đường tiêm. Folinat calci có thể làm tăng độc tính của fluorouracil dẫn đến làm tăng tỷ lệ một số tác dụng không mong muốn nào đó, tuy nhiên độc tính gây ra cũng chỉ như những tác dụng phụ chung do fluorouracil gây ra (xem thận trọng trong liệu pháp phối hợp với fluorouracil tại mục thận trọng ở trên và xem các mục thận trọng và tác dụng không mong muốn trong chuyên luận fluorouracil).

Hiếm gặp:

Sốt, mày đay.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Leucovorin calcium và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Leucovorin calcium bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Kelfer 250
Next articleThuốc Naloxone-hameln
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here