Thuốc Levofloxacin 250

0
296
Levofloxacin 250
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Levofloxacin 250 công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Levofloxacin 250 điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Levofloxacin 250 ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Levofloxacin 250

Levofloxacin 250
Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm
Dạng bào chế:Viên nén bao phim
Đóng gói:Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat 256,23 mg) 250 mg
SĐK:VD-21557-14
Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin: Viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng, viêm tiền liệt tuyến, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da.

Liều lượng – Cách dùng

Dùng đường uống.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg, 1 lần/ ngày trong 7 ngày.
Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500 mg, 1 – 2 lần/ ngày trong 7 – 14 ngày.
Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500 mg, 1 lần/ ngày trong 10 – 14 ngày.
Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da:  Không biến chứng: uống 500 mg x 1 lần/ ngày trong 7 – 10 ngày.
Có biến chứng: 750 mg x 1 lần/ ngày, trong 7 – 14 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Không biến chứng: uống 250 mg x 1 lần/ ngày, trong 3 ngày.
Có biến chứng: uống 250 mg x 1 lần/ ngày, trong 10 ngày.
Viêm thận – bể thận cấp: 250 mg, 1 lần/ ngày trong 10 ngày.
Bệnh than: Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: ngày uống 1 lần, 500 mg, dùng trong 8 tuần.
Liều dùng cho bệnh nhân suy thận:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận – bể thận cấp:
– Độ thanh thải creatinin ≥ 20 ml/ phút: liều ban đầu là 250 mg, liều duy trì 250 mg mỗi 24 giờ.
– Độ thanh thải creatinin 10 – 19 ml/ phút: liều ban đầu là 250 mg, liều duy trì 250 mg mỗi 48 giờ.
Các chỉ định khác:
– Độ thanh thải creatinin 50 – 80 ml/ phút: không cần hiệu chỉnh liều.
– Độ thanh thải creatinin 20 – 49 ml/ phút: liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì 250 mg mỗi 24 giờ.
– Độ thanh thải creatinin 10 – 19 ml/phút: liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì 125 mg mỗi 24 giờ.
Thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục: liều ban đầu 500 mg, liều duy trì 125 mg mỗi 24 giờ.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ: 
Khi quá liều, loại thuốc ra khỏi dạ dày và bù dịch, theo dõi điện tâm đồ.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với levofloxacin và các quinolon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Động kinh, thiếu hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ.

Trẻ em dưới 18 tuổi.

Tương tác thuốc:

Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin có thể làm giảm hấp thu levofloxacin, nên uống xa ít nhất 2 giờ.

Cần giám sát chặt chẽ nồng độ theophylin và hiệu chỉnh liều nếu cần khi sử dụng đồng thời với levofloxacin.

Levofloxacin làm tăng tác dụng của thuốc kháng vitamin K (warfarin) và tăng nguy cơ rối loạn đường huyết khi dùng đồng thời với các thuốc hạ đường huyết, tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật khi dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid.

Calci carbonat, digoxin, glibenclamid, ranitidin: Tương tác không có ý nghĩa lâm sàng, do đó không cần hiệu chỉnh liều các thuốc này khi dùng đồng thời với levofloxacin.

Cyclosporin: Thời gian bán thải của cyclosporin tăng lên 33% khi dùng đồng thời với levofloxacin.

Cần thận trọng khi dùng đồng thời levofloxacin với các thuốc có ảnh hưởng đến sự bài tiết ống thận như probenecid và cimetidin, nhất là đối với bệnh nhân suy thận.

Levofloxacin làm giảm tác dụng của BCG, mycophenolat, sulfonylurea, vaccin thương hàn.

Tác dụng phụ:

Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, tăng enzym gan, mất ngủ, đau đầu, kích ứng nơi tiêm. Ít gặp: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng, đau bụng đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón, tăng bilirubin huyết, viêm âm đạo, nhiễm nấm candida sinh dục, ngứa, phát ban. Hiếm gặp: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp, đau cơ, đau khớp, viêm đại tràng màng giả, khô miệng, co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần, choáng phản vệ.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

Bệnh nhân viêm gân hoặc có bệnh về cơ, xương, khớp.

Người bệnh có bệnh lý trên thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch máu não…

Cần ngưng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.

Thuốc có thể gây viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile. Cần lưu ý chẩn đoán chính xác các trường hợp tiêu chảy xảy ra trong thời gian người bệnh đang sử dụng kháng sinh để có biện pháp xử trí thích hợp.

Đã có thông báo người bệnh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin xuất hiện mẫn cảm với ánh sáng mức độ từ trung bình đến nặng.

Cũng như các quinolon khác, levofloxacin có thể gây rối loạn chuyển hóa đường, bao gồm tăng hoặc hạ đường huyết thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường đang sử dụng levofloxacin đồng thời với một thuốc uống hạ đường huyết hoặc với insulin; do đó cần giám sát đường huyết trên người bệnh này.

Cần tránh sử dụng trên người bệnh sẵn có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ kali máu, người bệnh đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid…) hoặc nhóm III (amiodaron, sotalol…); thận trọng khi sử dụng levofloxacin cho các người bệnh đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp như nhịp chậm và thiếu máu cơ tim cấp.

PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ: Không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai. Không cho con bú khi dùng levofloxacin.

LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC: Hiếm khi có tác động ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Levofloxacin 250 và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Levofloxacin 250 bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Sansvigyl
Next articleThuốc LevoDHG 750
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here