Thuốc Me Dentarone

0
368
Me Dentarone
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Me Dentarone công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Me Dentarone điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Me Dentarone ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Me Dentarone

Me Dentarone
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu
Dạng bào chế:Viên nang
Đóng gói:Hộp 6 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Lysozyme, Carbazochrome, Vitamin E
SĐK:VN-6638-02
Nhà sản xuất: Meditech Korea Pharm Co., Ltd – HÀN QUỐC
Nhà đăng ký: Medipharm
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Ðược dùng như thuốc cầm máu để chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch.

Liều lượng – Cách dùng

– Người lớn: 1 đến 3 viên mỗi ngày, nên uống trước các bữa ăn 1 giờ.

– Trẻ em từ 30 tháng đến 15 tuổi: 1 đến 2 viên mỗi ngày, nên uống trước các bữa ăn.

– Nhũ nhi: 1/2 đến 1 viên/ngày.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Bảo quản:

Nơi mát, tránh ánh sáng.

Thông tin thành phần Lysozyme

Dược lực:

Lysozyme là một enzyme làm phân giải vỏ bọc của vách tế bào vi khuẩn.

Tác dụng :

Lysozyme chlorid là men mucopolysaccharidase, có đặc tính kháng khuẩn trên các mầm bệnh gram dương.

Ngoài ra, lysozyme còn có tác dụng củng cố hệ thống miễn dịch ở thể dịch và ở các tế bào tại chỗ, đồng thời tham gia vào phản ứng kháng viêm do có tác động kháng histamin. Kháng viêm bằng cách: Làm bất hoạt các yếu tố gây viêm trong tổ chức (protein và peptide) bằng cách tạo thành các phức hợp.

Kháng virus: Là chất mang điện dương và tác dụng phụ trợ bằng cách hoặc tạo nên phức hợp với các virus mang điện âm hoặc bảo vệ tế bào chống lại sự xâm nhập của virus.

Chỉ định :

Trường hợp khó bài xuất đàm, viêm xoang mạn tính, chảy máu trong hoặc sau các cuộc tiểu phẫu.

Liều lượng – cách dùng:

Người lớn: 1 viên x 3 lần/ngày.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với với thành phần thuốc hoặc dị ứng với lòng trắng trứng.

Tác dụng phụ

Tiêu chảy, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, ợ hơi.

Thông tin thành phần Carbazochrome

Dược lực:

Carbazochrome sodium sulfonate tác động lên mao mạch ức chế sự tăng tính thấm mao mạch làm tăng sức bền mao mạch, vì vậy rút ngắn thời gian chảy máu (tác dụng cầm máu) mà không ảnh hưởng đến sự đông máu hệ thống tiêu fibrin.

Dược động học :

Khi dùng 50 mg Carbazochrome sodium sulfonate đường tĩnh mạch ở nam giới khỏe mạnh, thời gian bán hủy của nồng độ trong huyết tương khoảng 40 phút và 75% liều dùng đường đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu với một tốc độ tương đối nhanh.

Sau khi uống 150 mg Carbazochrome sodium sulfonate (5 viên) ở nam giới khỏe mạnh, nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đến đỉnh cao nhất (25 ng/ml) sau 0,5-1 giờ. Thời gian bán hủy của nồng độ trong huyết tương là khoảng 1,5 giờ.

Lượng Carbazochrome sodium sulfonate bài tiết qua nước tiểu phù hợp với nồng độ thuốc trong huyết tương và đạt đến đỉnh cao sau khi uống 0,5-1,5 giờ và thuốc được đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ sau khi uống.

Tác dụng :

Cầm máu.

– Không có tác dụng trên sự đông máu nhưng có tác dụng cầm máu.

– Tác dụng chủ yếu trên thành mạch, đặc biệt là các mao mạch, do đó làm tăng sức bền của thành mạch.

– Với liều điều trị, Carbazochrome không có các tính chất giống giao cảm.

Chỉ định :

Ðược dùng như thuốc cầm máu để chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch. 

– Xu hướng chảy máu (ban xuất huyết…) do giảm sức bền mao mạch tăng tính thấm mao mạch. 
– Chảy máu từ da, niêm mạc và nội mạc do giảm sức bền mao mạch, chảy máu ở đáy mắt, chảy máu thận và băng huyết. 
– Chảy máu bất thường trong và sau khi phẫu thuật do giảm sức bền mao mạch.

Liều lượng – cách dùng:

Người lớn:

1 đến 3 viên mỗi ngày, nên uống trước các bữa ăn 1 giờ.

Trẻ em từ 30 tháng đến 15 tuổi:

1 đến 2 viên mỗi ngày, nên uống trước các bữa ăn.

Nhũ nhi:

1/2 đến 1 viên/ngày.

Phẫu thuật: ngày trước và nửa giờ trước khi mổ.

Tác dụng phụ

Quá mẫn : Khi có phản ứng quá mẫn xảy ra như phát ban chẳng hạn thì ngưng dùng thuốc.

Dạ dày-ruột : Chán ăn, khó chịu ở dạ dày.v.v. có thể xảy ra không thường xuyên.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Me Dentarone và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Me Dentarone bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Naferrous
Next articleThuốc Nadyfer
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here