Thuốc Mibezisol 2,5

0
619
Mibezisol 2,5
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Mibezisol 2,5 công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Mibezisol 2,5 điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Mibezisol 2,5 ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Mibezisol 2,5

Mibezisol 2,5
Nhóm thuốc: Dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base
Dạng bào chế:Thuốc bột
Đóng gói:Hộp 10 gói x 4,130g; Hộp 20 gói x 4,130g; Hộp 30 gói x 4,130g; Hộp 50 gói x 4,130g

Thành phần:

Mỗi gói 4,13g chứa: Kali clorid 300mg; Glucose khan 2700mg; Kẽm Gluconat (tương đương kẽm 2,5mg) 17,5mg; Natri clorid 520mg; Natri citrat dihydrat 580mg
SĐK:VD-26585-17
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Ha san – Dermapharm – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Ha san – Dermapharm
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Bổ sung kẽm giúp chóng phục hồi, tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp sau.
Hỗ trợ điều trị mất chất điện giải và nước trong tiêu chảy cấp từ nhẹ đến trung bình.

Liều lượng – Cách dùng

Cách dùng: 
hòa tan cả gói và trong 200 ml nước đun sôi để nguội và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc uống để bổ sung kẽm, phòng mất nước và chất điện giải sau mỗi lần đi ngoài.

Liều lượng:
Điều trị phòng mất nước ( điều trị tiêu chảy tại nhà) và bổ sung kẽm.
Tuổi Sau mỗi lần đi ngoài Lượng tối đa dùng tại nhà
<6 tháng 50-100 ml 400 ml/ ngày
6 – 24 tháng 50-100 ml 500 ml/ ngày
2-10 tuổi 100 – 200 ml 800 ml/ ngày
trên 10 tuổi tùy theo nhu cầu 800 ml/ ngày
Lưu ý:
Trẻ em <6 tháng tuổi: không quá 2 gói/ngày ( tương ứng với 10mg kẽm/ngày)
Trẻ em >6 tháng tuổi và người lớn: không quá 4 gói/ngày ( tương ứng với 20mg kẽm/ngày)
Với trẻ nhỏ cần cho uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần, uống liên tục cho đến hết liều đã qui định.
Không nên cho uống một lúc quá nhiều, sẽ gây nôn.
Nếu chưa hết 24 giờ, bệnh nhân đã uống hết liều qui định thì nên cho uống thêm nước cháo, súp, nước chín để tránh tăng natri huyết và đỡ khát.
dung dịch Mibezisol 5 đã pha theo hướng dẫn không được pha loãng thêm với nước làm giảm tính hấp thu của hệ thống đồng vận chuyển glucose- natri
.
Dung dich đã pha chỉ dùng trong 24 giờ.
Trường hợp bị mất chất điện giải và nước nặng, có thể dùng kèm với dung dịch  bù chất điện giải và nước  ( không có kẽm) để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất điện giải và nướ, đồng thời tránh quá liều kẽm.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Tăng natri – huyết : hoa mặt, chóng măt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, cáu gắt, sốt cao,…Khi uống Mibezisol 5 pha đậm đặc.
Điều trị tăng natri huyết: Truyền tĩnh mạch chậm dịch nhược trường và cho uống nước.
Triệu chứng thừa nước: mi mắp húp nặng, phù toàn thân, suy tim.
Điều trị thừa nước: ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải và dùng thuốc lợi tiểu nếu cần.
Độc tính cấp của kẽm xảy ra sau khi uống  1 liều >40mg kẽm/ngày: buồn nôn, nôn mửa, sốt, suy hô hấp. Dùng liều lượng lớn trong thời gian dài làm suy giảm chức năng miễn dịch và thiếu máu. Các triệu chứng hạ huyết áp  ( Chóng mặt, ngất  xỉu), bệnh vàng da ( vàng mắt hay vàng da), phù phổi ( đau ngực hay khó thở), ăn mòn và viêm màng nhầy miệng và dạ dày, loét dạ dày cũng đã được báo cáo.
Điều trị quá liều kẽm: tránh dùng các chất gây nôn hoặc rửa dạ dày. Nên sử dụng chất làm dịu triệu chứng viêm như sữa, các chất carbonat kiềm, than hoạt và cách chất tạo phức chelat.

Chống chỉ định:

Vô niệu hoặc giảm niệu.

mất nước nặng kẽm triệu chứng sốc.

tiêu chảy nặng ( Khi tiêu chảy vượt qua 30ml/kg thể trọng mỗi giờ)

Nôn nhiều và kéo dài

tắt ruột, liệt ruột và thủng ruột.

Tương tác thuốc:

Tránh dùng thức ăn hoặc dịch khác có chứa các chất điện giải như nước hoa quả hoặc thức ăn có muối cho đến khi ngừng điều trị, để tránh dùng quá nhiều chất điện giả hoặc tránh tiều chảy do thẩm thấu.

Tác dụng phụ:

Chưa có nhiều thông báo về các phản ứng có hại xảy ra khi dùng thuốc uống bù nước và điện giải.

Thường chỉ gặp nôn nhẹ, rất ít khi gặp tăng natri huyết

, bù nước quá mức (mi mắt nặng)

Chú ý đề phòng:

Người bệnh bị suy tìm xung huyết, phù hoặc tình trạng giữ natri.

người bệnh suy thận nặng hoặc xơ gan.

Trong quá trình điều trị, cần theo dõi cẩn thận nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid – base.

Cần cho trẻ bú mẹ hoặc cho uống nước giữa các lần uống dung dịch bù nước và điện giải để tránh nắng natri huyết.

Thông tin thành phần Glucose

Dược lực:

Glucose là thuốc dịch truyền/chất dinh dưỡng.

Dược động học :

Sau khi uống, glucose hấp thu rất nhanh ở ruột. Ở người bệnh bị hạ đường huyết thì nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 40 phút sau khi uống. Glucose chuyển hóa thành carbon dioxyd và nước đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Tác dụng :

Glucose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp. Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết. Khi làm test dung nạp glucose, thì dùng glucose theo đường uống. Các dung dịch glucose còn được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.

Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch có thể thực hiện qua tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm lớn hơn. Chỉ định dùng qua đường tĩnh mạch ngoại vi khi chỉ cần nuôi dưỡng bệnh trong một thời gian ngắn hoặc khi bổ trợ thêm cho nuôi dưỡng theo đường tiêu hóa hoặc khi người bệnh có nhiều nguy cơ tai biến nếu truyền qua đường tĩnh mạch trung tâm. Các tĩnh mạch ngoại vi dễ bị viêm tắc, nhất là khi dung dịch có độ thẩm thấu lớn hơn 600 mOsm/lít, do đó không nên truyền vào tĩnh mạch ngoại vi các dịch truyền có nồng độ glucose cao hơn 10%. Phải truyền các dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh suy dinh dưỡng hoặc có tăng chuyển hóa, theo đường tĩnh mạch trung tâm, vì ở đấy dung dịch glucose được pha loãng nhanh hơn.

Không được truyền dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu.

Điều trị glucose cho người bệnh suy dinh dưỡng, hoặc người bệnh rối loạn chuyển hóa do stress sau mổ phải bắt đầu từ từ do khả năng sử dụng glucose của người bệnh tăng lên dần dần. Nhiều người bệnh được nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền bị tăng đường huyết. Cần phải xác định nguyên nhân và điều chỉnh bằng các biện pháp không phải insulin trước khi sử dụng insulin nếu có thể được. Cần truyền tốc độ đều đều không ngừng đột ngột, tránh thay đổi đường huyết. Tuy insulin làm tăng tác dụng nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền, nhưng vẫn cần phải thận trọng khi dùng để tránh nguy cơ hạ đường huyết và do insulin làm tăng lắng đọng acid béo ở các mô dự trữ mỡ khiến cho chúng ít vào được các đường chuyển hóa quan trọng. Nếu cần thiết, có thể tiêm insulin vào dưới da hoặc vào tĩnh mạch, hoặc cho thêm vào dịch truyền nuôi dưỡng. Một khi người bệnh đã ổn định với một liều insulin nhất định thì tiêm insulin riêng rẽ sẽ có lợi hơn về kinh tế; tránh lãng phí phải bỏ dịch truyền khi cần thay đổi liều insulin. Dùng insulin người là tốt nhất vì ít ảnh hưởng đến miễn dịch nhất. Liều dùng insulin là theo kinh nghiệm và điều kiện thực tế (ví dụ có thể dùng một nửa hoặc một phần ba liều cần dùng ngày hôm trước cùng với dịch truyền nuôi dưỡng hàng ngày). Cần tôn trọng các bước chuẩn bị và pha dịch truyền để giảm thiểu biến động hoạt tính của insulin do hiện tượng hấp phụ gây ra.
Chỉ định :

Thiếu hụt carbohydrat và dịch.

Mất nước do ỉa chảy cấp.

Hạ đường huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.

Làm test dung nạp glucose (uống).
Liều lượng – cách dùng:

Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.

Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh. Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800mg cho 1kg thể trọng trong 1 giờ. 

Dung dịch glucose 5% là đẳng trương với máu và được dùng để bù mất nước; có thể truyền vào tĩnh mạch ngoại vi. 
Dung dịch glucose có nồng độ cao hơn 5% là ưu trương với máu và được dùng để cung cấp năng lượng (dung dịch 50% dùng để điều trị những trường hợp hạ đường huyết nặng). Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm. 
Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm (tốc độ truyền dung dịch glucose 50% trong trường hợp này chỉ nên 3ml/phút). 
Trong nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch, có thể truyền dung dịch glucose đồng thời với các dung dịch có acid amin hoặc nhũ tương mỡ (truyền riêng rẽ hoặc cùng nhau bằng hỗn hợp “3 trong 1” chứa trong cùng một chai). 
Để làm giảm áp lực não – tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 đến 50%. 
Dùng insulin kèm thêm là tùy trường hợp; nếu dùng insulin thì phải theo dõi thường xuyên đường huyết của người bệnh và điều chỉnh liều insulin.
Chống chỉ định :

Người bệnh không dung nạp được glucose.

Mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.

Ứ nước.

Kali huyết hạ.

Hôn mê tăng thẩm thấu.

Nhiễm toan.

Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống (không được dùng dung dịch glucose ưu trương cho các trường hợp này).

Mê sảng rươu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.

Không được dùng dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hóa thành acid lactic làm chết tế bào não.
Tác dụng phụ

Thường gặp: đau tại chỗ tiêm.

Kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

Ít gặp: rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).

Hiếm gặp: phù hoặc ngộ độc nước (do truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch đẳng trương).

Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Mibezisol 2,5 và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Mibezisol 2,5 bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Aminoplasmal B.Braun 10% E
Next articleThuốc Vin-Hepa
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here