Thuốc Neo-Terpon

0
451
Neo-Terpon
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Neo-Terpon công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Neo-Terpon điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Neo-Terpon ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Neo-Terpon

Neo-Terpon
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dạng bào chế:Viên nang cứng
Đóng gói:Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên; Chai 200 viên

Thành phần:

Terpin hydrat 100mg; Natri benzoat 50mg
SĐK:VD-28526-17
Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm USA – NIC (USA – NIC Pharma) – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty TNHH dược phẩm USA – NIC (USA – NIC Pharma)
Nhà phân phối:

Thông tin thành phần Terpin hydrat

Dược lực:

Terpin hydrat làm lỏng dịch tiết bằng cách kích thích trực tiếp các tế bào xuất tiết, do đó làm tăng bài tiết chất tiết phế quản giúp loại dễ dàng các chất tiết (đàm) bằng phản xạ ho.

Chỉ định :

Terpin hydrate được sử dụng trong điều trị các chứng viêm phế quản cấp và mãn tính.

 

– Có thể được sử dụng kết hợp với một số chế phẩm khác. VD : Codein trong điều trị ho do viêm phế quản. 
– Dùng hỗn hợp với Codein, viên terpin codein làm thuốc ho long đờm, chữa viêm loét, các niêm mạc thuộc đường hô hấp.
 – Dạng cis hidrat thường được sử dụng trị ho long đờm. 
– Thường được kết hợp với Codein, Natri benzoate có tác dụng chữa ho, long đờm trong điều trị viêm phế quản cấp hay mãn tính.

– Tăng tiết dịch khí quản (long đờm).

Liều lượng – cách dùng:

– Liều dùng người lớn: Terpin hydrate thường được sử dụng dưới dạng thuốc pha chế thành hợp chất. Liều lượng thuốc có thể thay đổi từ 85-130 mg dùng 3-4 lần mỗi ngày.

– Liều dùng trẻ em: Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tình trạng buồn ngủ, choáng váng, biếng ăn, buồn nôn hoặc khó chịu ở dạ dày. Nếu bất kỳ các tác dụng phụ này vẫn tiếp diễn hoặc gây khó chịu, hãy thông báo với bác sĩ. Ngoài ra, để tránh bị choáng váng khi đứng dậy từ tư thế đang nằm hoặc ngồi, đứng dậy từ từ. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn thây mạch chậm, lú lẫn tinh thần, thay đổi tâm trạng, phát ban ở da, hô hấp có vấn đề. Nếu bạn nhận thấy có xuất hiện các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở đây, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thông tin thành phần Natri benzoat

Dược lực:

Natri benzoate là 1 chất hóa học đã được sử dụng từ lâu trong công nghiệp bảo quản thực phẩm từ đầu những năm 1900. Đây là một chất bảo quản chống nấm mốc và vi khuẩn hiệu quả. Nó có kí hiệu là E211.
Natri benzoate là muối natri của acid benzoic và có thể được điều chế đơn giản bằng cách cho acid benzoic phản ứng với natri hydroxide.
Chất thực sự có tác dụng bảo quản do ức chế sự phát triển của các vi sinh vật là acid benzoic. Tuy nhiên do nó ít tan trong nước nên natri benzoate được ưa dùng hơn. Nó bảo quản tốt các thực phẩm và đô uống có tính acid yếu vì trong môi trường đó nó giải phóng ra acid benzoic.
Không rõ natri benzoate được đưa vào sử dụng trong y tế từ khi nào. Natri benzoate nhìn chung là lành tính và hiếm khi gây ngộ độc do ngưỡng liều ngộ độc của nó khá cao.

Dược động học :

Hấp thu: Natri benzoate hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa.

Phân bố: Thể tích phân bố nhỏ (ước tính 0.14 L/kg ở trẻ sơ sinh).

Chuyển hóa: Natri benzoate được chuyển hóa ở gan nhờ liên hợp glycin tạo thành acid hippuric tạo thành chất chuyển hóa chính.

Chuyển hóa natri benzoate trong ti thể

Hình ảnh: Chuyển hóa natri benzoate trong ti thể

Thải trừ: Thuốc được bài xuất theo cơ chế lọc ở cầu thận và bải tiết ở ống thận. 97% liều natri benzoate được bài xuất dưới dạng acid hippuric trong nước tiểu.

Tác dụng :

Natri benzoate có tác dụng đề kháng rất tốt với nấm mốc, hoạt tính kém hơn trên nấm men và vi khuẩn. Cơ chế tác dụng này chưa được hiểu rõ hoàn toàn, tuy nhiên có một cơ chế được đề xuất khá phù hợp, đó là acid benzoic sau khi được giải phóng trong môi trường acid, nó dễ dàng khuếch tán qua màng sinh học của vi sinh vật. Tại nội bào, nó cạnh tranh với acid p-aminobenzoic (PABA) do cấu trúc hóa học gần tương tự nhau. PABA là một chất cần cho sự tổng hợp acid folic của vi sinh vật. Do đó khi bị cạnh tranh, acid folic tổng hợp bị giảm, làm vi sinh vật không phát triển được. Cơ chế này khá tương đồng với các sulfamide kháng khuẩn.

So sánh công thức hóa học Natri benzoate và PABA

Hình ảnh: So sánh công thức hóa học Natri benzoate và PABA

Natri benzoate có tác dụng hiệp đồng bảo quản với kali sorbate và natri nitrite.

Về cơ chế tác dụng long đờm, natri benzoate được cho là làm kích thích các tế bào tuyến ở khu vực đường hô hấp tăng tiết dịch, làm cho thể tích đờm tăng lên, đờm loãng hơn và độ nhớt giảm đi đáng kể, nhờ đó mà cơ thể có thể dễ dàng tống nó ra ngoài thông qua phản xạ ho.

Natri benzoate cũng được phối hợp với natri phenylacetate trong điều trị các tình trạng tăng amoniac máu, đặc biệt hay gặp trong bệnh não gan. Mỗi thành phần trong đó đều có 1 con đường khác nhau để loại bỏ amoniac thông qua hình thành các chất chuyển hóa của chúng mà không phải thông qua chu trình ure.

Chỉ định :

Các bệnh lý có tăng tiết dịch đường hô hấp
Tăng amoniac máu

Liều lượng – cách dùng:

Các bệnh lý có tăng tiết dịch đường hô hấp:
Uống 1-4 g/ngày chia 2-3 lần. Tuy nhiên thuốc thường được phối hợp với các thuốc khác (ví dụ: terpin) nên liều dùng thường nhỏ hơn vậy.
Tăng amoniac máu:
Uống 250 mg/kg/ngày chia 4 liều.
Thiếu enzyme của chu trình ure:
Liệu pháp bổ trợ trong điều trị tăng amoniac máu cấp và bệnh não liên quan ở những bệnh nhân thiếu hụt những enzyme của chu trình ure.
Bệnh nhân > 20 kg:
Liều nạp: Truyền tĩnh mạch 5.5g natri phenylacetate – 5.5 g natri benzoate/m2 trong 90-120 phút.
Duy trì: Truyền tĩnh mạch 5.5g natri phenylacetate – 5.5 g natri benzoate/m2 trong 24 giờ.
Bệnh nhân < 20 kg:
Liều nạp: Truyền tĩnh mạch 250 mg/kg natri phenylacetate – 250 mg/kg natri benzoate trong 90-120 phút.
Duy trì: Truyền tĩnh mạch 250 mg/kg natri phenylacetate – 250 mg/kg natri benzoate trong 24 giờ.
Tăng đường huyết không ketone:
Mới sinh: Uống 250 mg/kg/ngày chia 4 liều.
Hơn 1 tháng tuổi: Uống 500 mg/kg/ngày chia 4 liều.

Chống chỉ định :

Quá mẫn cảm với natri benzoate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Hen phế quản cấp.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp nhất là nôn mửa. Có thể giảm thiểu tác dụng phụ này bằng cách chia nhỏ liều và sử dụng thường xuyên hơn hoặc có thể sử dụng cùng với thức ăn.

Nôn mửa

Hình ảnh: Nôn mửa

Chán ăn, cáu gắt, ngủ lịm và hôn mê có thể xảy ra khi dùng liều cao. Độc tính này xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh do sự liên hợp ở gan không hoàn chỉnh.

Các tác dụng phụ thường gặp (1-10%) với natri benzoate/ natri phenylacetate:

Rối loạn thần kinh: Kích động, co giật, suy nhược tâm thần, hôn mê, phù não.

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy.

Sốt.

Rối loạn da.

Rối loạn chuyển hóa: Tăng amoniac máu, tăng đường huyết, hạ calci huyết.

Thiếu máu.

Hạ huyết áp.

Suy hô hấp.

Nhiễm toan.

Nhiễm trùng tiết niệu.

Phản ứng tại chỗ tiêm.

Đông máu nội mạch rải rác (DIC).

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Neo-Terpon và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Neo-Terpon bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Muscolyse
Next articleThuốc Neumoterol 400
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here