Thuốc Patar Gepacin

0
186
Patar Gepacin
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Patar Gepacin công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Patar Gepacin điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Patar Gepacin ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Patar Gepacin

Patar Gepacin
Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Dạng bào chế:Viên nén ngậm
Đóng gói:Hộp 10 gói x 10 viên

Thành phần:

Neomycin Sulfate; Bacitracin Zinc; Amylocaine HCl
Hàm lượng:
2,5mg Neomycin base;
SĐK:VN-15566-12
Nhà sản xuất: Patar Lab., Ltd. Part – THÁI LAN
Nhà đăng ký: Ozia Pharm Pty., Ltd
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Đau họng, viêm mũi hầu, viêm amiđan, nhiễm khuẩn ở khoang miệng, viêm nướu răng, chứng hôi miệng.

Liều lượng – Cách dùng

Ngậm 8-10 viên mỗi ngày.

Chống chỉ định:

Bệnh nhân mẫn cảm với Neomycin, Bacitracin và Benzocain.

Chú ý đề phòng:

Có thể bị giảm vị giác do tác dụng của thuốc gây tê nhẹ tại chỗ.

Thông tin thành phần Neomycin

Dược động học :

– Hấp thu: Neomycin ít hấp thu qua đường tiêu hoá và do có độc tínhcao với thận và thần kinh thính giác nên chủ yếu dùng ngoài điều trị tại chỗ( thường phối hợp với bacitracin, polymyxin) hoặc uống để diệt vi khuẩn ưa khí ở ruột chuẩn bị cho phẫu thuật tiêu hoá.

– Phân bố: thuốc ít liên kết với protein huyết tương, khuyếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào.

– Chuyển hoá:

– Thải trừ: chủ yếu qua nước thận.

Chỉ định :

Nhiễm khuẩn & viêm kết mạc, bờ mi & loét củng mạc.

Liều lượng – cách dùng:

Tra thuốc vào mắt cứ 6 giờ/lần; tối đa 10 ngày.

Chống chỉ định :

Quá mẫn cảm với thành phần thuốc.

Tác dụng phụ

Ðôi khi: rát ở vùng mắt, chảy nước mắt, đỏ kết mạc & nhìn không rõ (thoáng qua).

Thông tin thành phần Bacitracin

Dược lực:

Bacitracin là kháng sinh được phân lập từ Bacillus subtilis.

Dược động học :

Bacitracin không được hấp thu qua đường tiêu hóa, qua màng phổi hoặc hoạt dịch. Bacitracin được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn khi tiêm bắp và được hấp thụ không đáng kể khi dùng ngoài.

Bacitracin phân bố rộng rãi trong tất cả các cơ quan của cơ thể, trong dịch cổ trướng và dịch màng phổi sau khi tiêm bắp. Bacitracin ít gắn với protein. Bacitracin qua hàng rào máu – não rất ít và chỉ ở dạng vết trong dịch não tủy, trừ khi màng não bị viêm.

Thường bacitracin được dùng ngoài da. Bacitracin tiêm không an toàn do độc tính cao đối với thận. Hiện nay có nhiều thuốc hiệu lực và an toàn hơn, vì vậy không nên dùng bacitracin để tiêm.

Bacitracin bài tiết phân nếu uống. Sau một liều tiêm bắp, 10 – 40% liều được bài tiết chậm qua cầu thận và xuất hiện ở nước tiểu trong vòng 24 giờ. Một lượng lớn bacitracin không được tìm thấy và người ta cho là nó giữ lại hoặc bị phá hủy trong cơ thể.

Tác dụng :

Bacitracin là kháng sinh polypeptid tạo ra bởi bacillus subtilis. Kháng sinh gồm 3 chất riêng biệt: bacitracin A, B và C, trong đó bacitracin A là thành phần chính. Bacitracin có hoạt lực ít nhất là 40 đơn vị hoạt tính bacitraci trong 1mg. Trước đây bacitracin được dùng để tiêm, nhưng hiện nay thuốc chỉ dùng hạn chế tại chỗ vì độc tính với thận cao.

Bacitracin có thể có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn, phụ thuộc vào nồng độ thuốc đạt được tại vị trí nhiễm khuẩn và vào sự nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh. Bacitracin ức chế vi khuẩn tổng hợp vỏ tế bào, do ảnh hưởng trên chức năng của phân tử vận chuyển lipid qua màng tế bào, ngăn cản sáp nhập các amino acid và nucleotid vào vỏ tế bào. Bacitracin cũng gây tổn hại màng bào tương của vi khuẩn và khác với penicilin, no có tác dụng chống các thể nguyên sinh.

Bacitracin có tác dụng đối với nhiều vi khuẩn Gram dương như staphylococcus (kể cả một số chủng kháng penicilin G), streptococcus, cầu khuẩn kỵ khí, corynebacterium và clostridium. In vitro, nồng độ 0,05 đến 0,5 microgam/ml bacitracin ức chế hầu hết các chủng staphylococcus aureus nhạy cảm. Thuốc cũng có tác dụng đối với Gonococcus, meningococcus và fusobacterium, nhưng không có tác dụng với phần lớn các vi khuẩn Gram âm khác. Bacitracin cũng có tác dụng với actinomyces israelii, treponema pallidum và T. vincenti.

Đối với vi khuẩn nhạy cảm, thường ít xảy ra kháng thuốc và nếu có thì cũng xuất hiện chậm. Staphylococcus, kể cả các staphylococcus kháng penicilin G ngày càng kháng bacitracin. Bacitracin không gây kháng chéo với các kháng sinh khác.

Chỉ định :

Bacitracin và bacitracin kẽm được dùng ngoài, thường kết hợp với các kháng sinh khác, như neomycin hay polymyxin B, để điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn nhạy cảm.

Thuốc được dùng để điều trị một số bệnh về mắt như chắp, viêm kết mạc cấp và mạn, loét giác mạc, viêm giác mạc và viêm túi lệ.

Liều lượng – cách dùng:

Bacitracin và bacitracin kẽm thường dùng ngoài da.

Ngoài da: bôi lên bề mặt bị nhiễm khuẩn 1 – 5 lần/ngày.

Bôi mắt: bôi 1 dải mỏng (khoảng 1 cm) mỡ chứa 500 đơn vị/g lên kết mạc, cứ 3 giờ hoặc ngắn hơn, bôi 1 lần.

Chống chỉ định :

Suy thận nặng.

Nhược cơ.

Người mang thai, thời kỳ cho con bú.

Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ

Với thận: gây suy thận cáp, viêm ống thận cấp, bí tiểu tiện…

Với thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, rối loạn thị giác, mất phương hướng, dị cảm, ức chế thần kinh cơ.

Ngoài ra còn gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Patar Gepacin và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Patar Gepacin bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc 9PM
Next articleThuốc Duotrav
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here