Thuốc Pharmeparina

0
289
Pharmeparina
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Pharmeparina công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Pharmeparina điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Pharmeparina ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Pharmeparina

Pharmeparina
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng đối với máu
Dạng bào chế:Dung dịch tiêm
Đóng gói:Hộp 1 Lọ 5ml

Thành phần:

Heparin
Hàm lượng:
25000IU/5ml
SĐK:VN-9865-05
Nhà sản xuất: Pharmatex Italia S.R.L – Ý
Nhà đăng ký: Pharmatex Italia S.R.L
Nhà phân phối:

Chỉ định:

– Huyết khối tĩnh mạch: viêm tĩnh mạch, thuyên tắc mạch máu phổi, huyết khối động mạch & các biểu hiện huyết khối nghẽn mạch khác.

– Ngừa tai biến thuyên tắc huyết khối.

Liều lượng – Cách dùng

– Tiêm tĩnh mạch: 400 – 600 IU/kg/24 giờ, cho người lớn & trẻ em, chia làm nhiều lần.

– Người già: giảm nửa liều.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với heparin. Khuynh hướng chảy máu. Tổn thương cơ quan có khả năng chảy máu. Viêm nội tâm mạc. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp. Xuất huyết não.

Tương tác thuốc:

Không nên phối hợp: salicylate, ticlopidine. Thuốc uống chống đông, glucocorticoide, dextran 40.

Tác dụng phụ:

Biểu hiện xuất huyết, giảm tiểu cầu, loãng xương, dị ứng da, tăng men gan.

Chú ý đề phòng:

Suy gan, suy thận, tăng huyết áp, tiền sử loét đường tiêu hóa & tổn thương cơ quan khác có thể gây chảy máu. Phụ nữ có thai.

Thông tin thành phần Heparin

Dược lực:

Heparin là thuốc chống đông máu.

Dược động học :

-Hấp thu: Heparin không hấp thu qua đường tiêu hoá nên phải tiêm tĩnh mạch, tiêm truyềntĩnh mạch, tiêm dưới da.

– Phân bố: Heparin liên kết rộng rãi với lipoprotein huyết tương, không qua nhau thai và sữa mẹ.

Tác dụng :

Heparin nội sinh bình thường gắn với protein, là chất chống đông máu có tính acid mạnh.Thuốc có tác dụng chống đông máu cả trong và ngoài cơ thể thông qua tác dụng lên antithrombin III ( kháng thrombin ). Chất này có trong huyết tương, làm mất hiệu lực của thrombin và các yếu tố đông máu đã hoạt hoá IXa, Xa, XIa, XIIa. Heparin tạo phức với antithrombin III làm thay đổi cấu trúc phân tử antithrombin III ( làm cho dễ kết hợp với thrombin ). Phức hợp này thúc đẩy nhanh phản ứng antithrombin III – thrombin ( và cả các yếu tố kể trên). Kết quả là các yếu tố đông máu trên bị mất tác dụng, do đó sự chuyển fibrinogen thành fibrin và prothrombin thành thrombin không được thực hiện.

Các tác dụng này ngăn chặn cục huyết khối đã hình thành lan rộng. Để chống đông máu, heparin đòi hỏi phải có đủ mức antithrombin III trong huyết thanh. Thiếu hụt yếu tố đông máu như trong bệnh gan, đông máu rải rác nội mạch, có thể cản trở tác dụng chống đông máu của heparin. Heparin không có hoạt tính tiêu fibrin.

Chỉ định :

Huyết khối tĩnh mạch (viêm tĩnh mạch), thuyên tắc mạch máu phổi, huyết khối động mạch (nhồi máu cơ tim) & các biểu hiện huyết khối nghẽn mạch khác. Ngừa tai biến thuyên tắc huyết khối.

Liều lượng – cách dùng:

Tiêm tĩnh mạch. 400-600 IU/kg/24 giờ, cho người lớn & trẻ em, chia làm nhiều lần, tốt nhất là mỗi 2 giờ hoặc tiêm truyền. Người già: giảm nửa liều.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với heparin. Tiền sử giảm tiểu cầu khi dùng heparin hoặc pentosane. Khuynh hướng chảy máu. Tổn thương cơ quan có khả năng chảy máu. Viêm nội tâm mạc. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp. Xuất huyết não.

Tác dụng phụ

Biểu hiện xuất huyết. Giảm tiểu cầu. Bướu máu. Tăng bạch cầu ái toan. Loãng xương. Dị ứng da. Tăng men gan. Hiếm: rụng tóc, cương đau dương vật.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Pharmeparina và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Pharmeparina bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Perental LP
Next articleThuốc Polfilin 2%
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here