Thuốc Phentinil

0
297
Phentinil
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Phentinil công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Phentinil điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Phentinil ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Phentinil

Phentinil
Nhóm thuốc: Thuốc hướng tâm thần
Dạng bào chế:Viên nén

Thành phần:

Phenytoin 100 mg
SĐK:VD-22603-15
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Pymepharco
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Mặc dù được dùng trong nhiều chứng bệnh, phenytoin chỉ được cấp phép sử dụng làm thuốc chống động kinh (chống co giật), đặc biệt là để ngǎn ngừa động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ phức tạp (động kinh tâm thần vận động). Có thể dùng thuốc riêng rẽ hoặc phối hợp với phenobarbital hay các thuốc chống co giật khác.

Liều lượng – Cách dùng

Cách dùng phenytoin rất đặc trưng cho từng bệnh nhân. Có thể dùng thuốc 1, 2 hoặc 3 lần/ngày. Liều thường được điều chỉnh để tìm ra liều tối ưu, dựa trên đánh giá nồng độ trong máu. 
Uống phenytoin cùng đồ ǎn có thể giảm được một số tác dụng phụ. Người già, người tàn tật, và bệnh nhân bị bệnh gan hoặc bệnh thận có thể cần liều thấp hơn. 
Không nên dùng dịch treo cùng lúc bơm thức ǎn.

Tương tác thuốc:

Nhiều tương tác thuốc có thể xảy ra với phenytoin. Phenytoin có thể làm tǎng chuyển hóa (đào thải) nhiều thuốc, gây giảm nồng độ những thuốc đó trong cơ thể. Những thuốc có thể bị ảnh hưởng là: digoxin, carbamazepin, clonazepam, corticosteroid (như prednison), cyclosporin, disopyramid, doxycyclin, estrogen, felodipin, levodopa, lidocain, methadon, mexiletin, thuốc tránh thai uống, paroxetin, quinidin, tacrolimus, theophyllin, phenobarbital và warfarin. Phenytoin có thể tương tác với những thuốc này không chỉ khi dùng cùng nhau mà còn khi đã ngừng thuốc. Trong trường hợp sau, nồng độ các thuốc đó có thể tǎng.

Chuyển hóa của phenytoin bị ảnh hưởng bởi nhiều thuốc khác. Những thuốc làm giảm lượng phenytoin trong cơ thể gồm rifampin và phenobarbital. Những thuốc làm tǎng nồng độ phenytoin gồm amiodaron, chloramphenicol, cimetidin, disulfiram, fluconazol, fluoxetin, isoniazid (INH), omeprazol và paroxetin. Do đó, cần đo nồng độ phenytoin trong máu khi bệnh nhân bắt đầu hoặc ngừng dùng các thuốc khác.

Hấp thu phenytoin qua đường tiêu hóa có thể giảm do các yếu tố sau: các chất chống acid có chứa magiê, carbonat calci hoặc nhôm; muối calci hoặc các chế phẩm nuôi theo đường bơm qua ống. Dùng phenytoin cách các sản phẩm nuôi theo đường ống, chất chống acid hoặc muối calci ít nhất 2 giờ sẽ giúp tránh được tương tác này.

Đối với phụ nữ có thai: Nguy cơ dị tật và khuyết tật bẩm sinh có vẻ tǎng ở những phụ nữ dùng phenytoin. Do đó chỉ dùng phenytoin cho phụ nữ có thai nếu thầy thuốc cảm thấy lợi ích vượt quá nguy cơ.

Đối với bà mẹ cho con bú: Phenytoin được bài tiết vào sữa mẹ. Những người dùng phenytoin không nên cho con bú.

Tác dụng phụ:

Nhiều phản ứng có hại khác nhau có thể xảy ra khi điều trị phenytoin, bao gồm chóng mặt, đờ đẫn, nhìn mờ, dáng đi lảo đảo, mệt mỏi, cử động vô thức bất thường, buồn nôn, nôn, táo bón, đau bụng và chán ǎn. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể bị quá sản lợi trong khi điều trị dài ngày, cần được bác sĩ nha khoa điều trị thường xuyên. Vệ sinh rǎng miệng tốt và xoa bóp lợi có thể làm giảm nguy cơ. Phát ban có thể xảy ra ở 1/20 đến 1/10 số người; một số trường hợp nặng. Ngoài ra, có thể gặp sạm da (thường ở phụ nữ). Phenytoin gây mọc lông tóc bất thường ở một số bệnh nhân. Phản ứng này hay ảnh hưởng nhất đến cánh tay và cẳng chân, nhưng cũng có thể ở thân mình và mặt; có thể không hồi phục.

Đã có báo cáo về nhiều loại phản ứng hạch lympho khác nhau khi điều trị phenytoin. Hạch lympho có thể sưng, đôi khi đau. Phenytoin làm tǎng đường huyết. Do đó, cần theo dõi đường huyết chặt chẽ khi dùng phenytoin ở bệnh nhân đái đường. Phenytoin có thể gây tổn thương gan mặc dù hiếm. Phenytoin có thể làm giảm số lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu, tǎng nguy cơ chảy máu hoặc nhiễm trùng. Phenytoin cũng có thể gây thiếu máu. Vì thuốc cản trở chuyển hóa vitamin D, phenytoin có thể gây yếu xương (chứng nhuyễn xương). Phenytoin có thể gây rối loạn chức nǎng tình dục, bao gồm giảm ham muốn, liệt dương và chứng cương dương (dương vật cương đau và kéo dài).

Thông tin thành phần Phenytoin

Dược lực:

Phenytoin là thuốc chống động kinh.

Dược động học :

– Hấp thu: Phenytoin uống thường có sinh khả dụng cao, khoảng 80-95%. Thức ăn làm tăng hấp thu thuốc.

– Phân bố: Phenytoin liên kết với protein huyết tương ở mức độ rất cao trên 90%, nhưng có thể giảm hơn ở trẻ sơ sinh, người mang thai, ở người bệnh tăng ure huyết hoặc giảm albumin huyết.

– Chuyển hoá: thuốc chuyển hoá chủ yếu ở gan.

– Thải trừ: thuốc được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không còn hoạt tính. Dạng không chuyển hoá bài tiết qua thận chỉ chiếm dưới 5% liều dùng.

Tác dụng :

Phenytoin là dẫn chất hydantoin có tác dụng chống co giật và gây ngủ nên được dùng chống động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ khác và cả động kinh tâm thần vận động.

Thuốc không được dùng chống động kinh cơn nhỏ. Phenytoin rút ngắn cơn phóng điện và có tác dụng ổn định màng, làm hạn chế sự lan truyền phóng điện trong ổ động kinh. Phối hợp với các thuốc chống động kinh khác rất phức tạp, nên tránh.

Chỉ định :

– Cơn động kinh thể lớn và các thể tâm thần vận động tiêu điểm nội tạng trừ thể nhỏ.

–Các chứng đau thần kinh mặt. chứng nhịp đôi, nhịp ba do dùng quá liều digitoxin và dẫn xuất.

Liều lượng – cách dùng:

Người lớn: 2-5mg/ngày–chia ra 1-2lần. Trẻ em: 3-8mg/kg/ngày. Chia ra 1-2 lần. Tiêm tĩnh mạch: người lớn dùng 200-400mg (tiêm 2ml/phút).

Chống chỉ định :

Mẫn cảm với dẫn xuất hydantoin. Đang nuôi con bú. Rối loạn chuuyển hóa porphyrin.

Tác dụng phụ

Buồn nôn, nôn; phì đại lợi răng; chóng mặt, rối loạn thị giác, thất điểu. Buồn ngủ-Ngoại ban–Mày đay. Rậm lông–Rung giật nhãn cầu. Khó tiêu–Viêm gan–Hội chứng Stevens–Johnson–Tăng glucose máu–nhuyễn xương–Lú lẫn.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Phentinil và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi không chấp nhận trách nhiệm nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Phentinil bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Nurocol
Next articleThuốc Phenytoin 100 mg
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here