Thuốc Pratas 40

0
242
Pratas 40
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Pratas 40 công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Pratas 40 điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Pratas 40 ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Pratas 40

Pratas 40
Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch
Dạng bào chế:Viên nén
Đóng gói:Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Pravastatin natri 40mg
SĐK:VN-17470-13
Nhà sản xuất: Intas Pharm., Ltd – ẤN ĐỘ
Nhà đăng ký: Intas Pharm., Ltd
Nhà phân phối:

Chỉ định:

– Được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống khi đáp ứng với chế độ ăn và các điều trị không mang tính chất dược lý khác (như luyện tập, giảm cân) không hiệu quả ở người bệnh tăng cholesterol máu tiên phát (týp IIa, IIb).
– Dự phòng tiên phát: Được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống để giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân tăng cholesterol máu vừa hoặc nặng mà không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt và có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch lần đầu.
– Dự phòng thứ phát: Được chỉ định bổ trợ để khắc phục các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định với lượng cholesterol bình thường hoặc tăng nhằm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
– Sau cấy ghép: Giảm tăng lipid máu ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép cơ quan.

Liều lượng – Cách dùng

Theo hướng dẫn của bác sỹ:
– Trước khi bắt đầu điều trị với pravastatin, cần loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây tăng lipid máu, người bệnh cần theo chế độ ăn chuẩn, ít cholesterol và cần duy trì trong suốt quá trình điều trị.
– Điều chỉnh liều lượng theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bằng cách tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần, cho tới khi đạt nồng độ cholesterol – LDL mong muốn, hoặc khi đạt liều tối đa.
– Pravastatin được uống 1 lần/ngày, tốt nhất vào buổi tối. Có thể uống vào bữa ăn hoặc lúc đói.
* Liều khuyên dùng:
– Tăng cholesterol máu: 10 – 40 mg/lần/ngày. Đáp ứng của việc điều trị có thể thấy trong 1 tuần và thường tối đa sau 4 tuần. Cần định kỳ kiểm tra lượng lipid và theo đó điều chỉnh liều. Liều tối đa 40 mg/ngày.
– Dự phòng bệnh tim mạch: 40 mg/ngày.
– Sau khi ghép cơ quan: Liều khởi đầu 20 mg/ngày ở bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Phụ thuộc vào đáp ứng của chỉ số lipid, có thể tăng liều lên 40 mg/ngày dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ.
– Trẻ em và thanh thiếu niên (8 – 18 tuổi) tăng cholesterol máu có tính gia đình kiểu dị hợp tử:
• 8 – 13 tuổi: 10 – 20 mg/lần/ngày, • 14 – 18 tuổi: 10 – 40 mg/lần/ngày
– Người cao tuổi: Không cần thiết điều chỉnh liều trừ khi có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
– Suy giảm chức năng gan hoặc thận: Liều khởi đầu 10mg/ngày đối với bệnh nhân suy thận vừa đến nặng hoặc suy gan nặng. Điều chỉnh liều theo đáp ứng của chỉ số lipid và dưới sự giám sát của bác sỹ.
* Điều trị phối hợp:
– Phối hợp với một nhựa gắn acid mật (colestyramin, colestipol) sẽ làm tăng hiệu quả hạ lipid trên cholesterol toàn phần và LDL – cholesterol. Pravastatin nên uống trước 1 giờ hoặc ít nhất 4 giờ sau khi uống các thuốc này.
– Đối với những bệnh nhân dùng ciclosporin có hoặc không có dùng các thuốc ức chế miễn dịch khác, điều trị nên bắt đầu với liều pravastatin natri 20 mg/lần/ngày và điều chỉnh liều đến 40 mg nên được thực hiện một cách thận trọng.
– Phối hợp với các thuốc ức chế protease: Không hạn chế liều dùng khi phối hợp với các thuốc ức chế protease của HIV và HCV sau đây:
• Atazanavir
• Atazanavir + Ritonavir
• Darunavir + Ritonavir
• Lopinavir + Ritonavir

Quá liều và cách xử trí
Có thông báo về một vài ca quá liều pravastatin. Không người bệnh nào có triệu chứng đặc biệt và mọi bệnh nhân đều hồi phục không để lại di chứng. Nếu xảy ra quá liều, cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ khi cần thiết.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với hoạt chất hay bất cứ thành phần nào của thuốc.

Bệnh gan hoạt động hoặc transaminase huyết thanh tăng hơn 3 lần mức bình thường kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

Tương tác thuốc:

– Fibrat: Nên tránh phối hợp pravastatin và fibrat (gemfibrozil, fenofibrat) do làm tăng độc tính trên cơ. Nếu việc phối hợp là cần thiết, cần thận trọng trên lâm sàng và theo dõi creatinin kinase ở bệnh nhân.

– Colestyramin/Colestipol: Làm giảm khoảng 40 – 50% sinh khả dụng của pravastatin khi uống cùng. Nên uống pravastatin trước 1 giờ hoặc 4 giờ sau khi uống colestyramin hoặc 1 giờ trước khi uống colestypol.

– Ciclosporin: Sử dụng cùng pravastatin có thể làm tăng gấp 4 lần lượng pravastatin trong cơ thể. Cần kiểm soát lâm sàng và các chỉ số sinh hóa của bệnh nhân khi sử dụng phối hợp 2 thuốc này.

– Warfarin và các thuốc chống đông khác: Sinh khả dụng của pravastatin không thay đổi khi sử dụng cùng warfarin. Phối hợp hai thuốc này cũng không làm thay đổi tác dụng chống đông máu của warfarin.

– Thuốc chuyển hóa qua cytocrom P450 : Pravastatin không chuyển hóa qua cytocrom P450 nên ít bị tăng nồng độ trong huyết tương như một số statin khác khi sử dụng cùng các thuốc này. Đặc biệt không tương tác với một số thuốc được hoạt hóa hoặc ức chế bởi CYP3A4 (diltiazem, verapamil, itraconazol, ketoconazol, chất ức chế protease, nước quả bưởi chùm), các thuốc ức chế CYP2C9 (fluconazol).

– Kháng sinh nhóm macrolid: Erythromycin và clarithromycin làm tăng AUC và Cmax của pravastatin. Cần thận trọng khi phối hợp pravastatin với các thuốc này.

– Colchicin: Nguy cơ bệnh cơ/ tiêu cơ vân tăng lên khi sử dụng phối hợp pravastatin với colchicin.

– Niacin: Nguy cơ tác động lên cơ xương có thể được tăng lên khi sử dụng pravastatin kết hợp với niacin. Trong trường hợp này giảm liều pravastatin nên được cân nhắc.

– Thuốc ức chế protease:

• Hầu hết các thuốc ức chế protease ức chế sự chuyển hóa của phần lớn các statin và có thể làm tăng đáng kể nồng độ statin huyết thanh.

• Việc sử dụng đồng thời các thuốc hạ lipd máu nhóm statin với các thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C (HCV) có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ, nghiêm trọng nhất là tiêu cơ vân, thận hư dẫn đến suy thận và có thể gây tử vong.

Tác dụng phụ:

Pravastatin dung nạp tốt, tỷ lệ phải ngừng thuốc thấp hơn so với các thuốc hạ lipid khác.

* Ít gặp (1/1000 – Thần kinh trung ương: Chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

– Thị giác: Rối loạn thị lực (song thị, nhìn mờ).

– Tiêu hoá: Khó tiêu, ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi.

– Da và mô dưới da: Ngứa, ban da, mày đay, da đầu/tóc bất thường (rụng tóc).

– Thận và tiết niệu: Tiểu tiện bất thường (khó tiểu tiện, tiểu tiện đêm).

– Sinh sản: Rối loạn chức năng sinh dục.

– Cơ – xương: Đau khớp, co cứng cơ, đau cơ, yếu cơ, tăng hàm lượng creatine kinase (CK) huyết tương.

– Gan: Tăng transaminase huyết thanh.

* Rất hiếm (ADR – Thần kinh: Viêm đa dây thần kinh ngoại biên, dị cảm.

– Hệ miễn dịch: Phản ứng mẫn cảm (phản vệ, hội chứng giống lupus ban đỏ, phù mạch).

– Tiêu hoá: Viêm tuỵ.

– Gan: Vàng da, viêm gan, hoại tử tế bào gan.

– Cơ – xương: Globin cơ niệu kịch phát dẫn tới suy thận cấp thứ phát, viêm cơ, viêm đa cơ.

Chú ý đề phòng:

– Cần làm xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị bằng statin và trong trường hợp chỉ định lâm sàng yêu cầu xét nghiệm đó.

• Cần định lượng creatine kinase (CK) trước khi bắt đầu điều trị với các bệnh nhân: suy giảm chức năng thận, thiểu năng tuyến giáp, có tiền sử độc tính cơ với fibrat hoặc statin, bản thân hoặc tiền sử gia đình bị rối loạn cơ di truyền, tiền sử bệnh gan và/hoặc uống nhiều rượu nghiện rượu và những người lớn hơn 70 tuổi có những yếu tố bị tiêu cơ vân, khả năng xảy ra tương tác thuốc và một số đối tượng bệnh nhân đặc biệt. Trong những trường hợp này nên cân nhắc lợi ích/nguy cơ và theo dõi bệnh nhân trên lâm sàng khi điều trị bằng statin. Nếu CK cao hơn 5 lần mức bình thường, không nên bắt đầu điều trị và kết quả nên được định lượng lại sau 5-7 ngày.

• Trong quá trình điều trị bằng statin bệnh nhân cần thông báo khi có những biểu hiện về cơ như đau cơ, cứng cơ, yếu cơ…Khi có các biểu hiện này bệnh nhân cần làm xét nghiệm CK để có các biện pháp can thiệp phù hợp.

– Nên dừng điều trị nếu các triệu chứng về cơ nặng, gây khó chịu hàng ngày, ngay cả khi sự gia tăng CK duy trì ở mức ≤ 5 lần mức bình thường trên (ULN). Nếu các triệu chứng giải quyết và mức độ CK trở lại bình thường, liệu pháp dùng statin trở lại có thể được xem xét ở liều thấp nhất và theo dõi chặt chẽ. Nếu nghi ngờ bệnh cơ di truyền ở những bệnh nhân này, không nên điều trị lại với pravastatin.

– Chỉ dùng pravastatin cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khi họ chắc chắn không mang thai và tăng cholesterol máu rất cao mà không đáp ứng với các thuốc khác.

– Trong thành phần có chứa lactose, những người có tiền sử không dung nạp galactose, thiếu hụt men lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose không nên dùng thuốc.

Các khuyến cáo dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

– Pravastatin được chống chỉ định trong suốt thời kỳ mang thai. Chỉ được dùng cho phụ nữ có khả năng sinh sản khi họ chắc chắn không mang thai và được cảnh báo về các nguy cơ nguy hiểm. Nếu bệnh nhân có kế hoạch mang thai hoặc mang thai, cần thông báo ngay cho bác sỹ và dừng sử dụng pravastatin vì nguy cơ nguy hiểm đối với bào thai.

– Một lượng nhỏ pravastatin được bài tiết qua sữa mẹ, vì vậy pravastatin được chống chỉ định trong suốt thời kỳ cho con bú.

Tác động của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Pravastatin ít hoặc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên cần tính đến khả năng chóng mặt có thể xảy ra trong suốt quá trình điều trị.

Thông tin thành phần Pravastatin

Dược lực:

Pravastatin là thuốc chống tăng lipid máu thuộc nhóm chất ức chế HMG – CoA reductase, nhóm statin.

Dược động học :

– Hấp thu: Pravastatin hấp thu nhanh, hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, Sinh khả dụng của pravastatin thấp vì được chuyển hoá mạnh lần đầu ở gan (>60%). Nồng độ đỉnh trong huyết thanh của pravastatin từ 1 đến 1,5 giờ.

– Phân bố: Pravastatin liên kết với protein huyết tương khoảng 55 – 60%, thuốc ưa nước hơn nên không đi qua hàng rào máu não.

– Chuyển hoá: Pravastatin chuyểnh hoá chủ yếu ở gan thành các chất chuyển hoá có hoạt tính hoặc không còn hoạt tính.

– Thải trừ: Thuốc được đào thải nhiều phân, đào thải qua thận khoảng 20%.

Tác dụng :

Pravastatin là những chất ức chế cạnh tranh với hydroxy – methylglutaryl coenzym (HMG – CoA) reductase, làm ngăn cản chuyển HMG – CoA thành mevalonat, tiền chất của cholesterol. Pravastatin ức chế sinh tổng hợp cholesterol, làm giảm cholesterol trong tế bào gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp), và qua đó làm tăng vận chuyển LDL từ máu. Kết quả cuối cùng của những qúa trình hoá sinh này là giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương.

Chỉ định :

Tăng cholesterol máu: các chất ức chế HMG – CoA reductase được chỉ định bổ trợ cho liệu pháp ăn uống để giảm nồng độ cholesterol toàn phần và cholesterol LDL ở người bệnh tăng cholesterol máu tiên phát (typ IIa và IIb) triglycerid giảm ít.

Dự phòng tiên phát (cấp 1) biến cố mạch vành: ở người tăng cholesterol máu mà không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt về mạch vành, chỉ định các chất ức chế HMG – CoA reductase nhằm:

+ Giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

+ Giảm nguy cơ phải làm các thhủ thuật tái tạo mạch vành tim.

Xơ vữa động mạch: ở người bệnh tăng cholesterol máu có biểu hiện lâm sàng về bệnh mạch vành, kể cả nhồi máu cơ tim trước đó, chỉ định các chất ức chế HMG – CoA reductase nhằm:

+ Làm chậm tiến triển xơ vữa mạch vành.

+ Giảm nguy cơ biến cố mạch vành cấp.

Liều lượng – cách dùng:

Điều chỉnh liều lượng pravastatin theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bằng cách tăng liều từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần, cho tới khi đạt nồng độ cholesterol LDL mong muốn, hoặc khi đạt liều tối đa.

Có thể uống vào bữa ăn hoặc luc đói.

Liều thông thường của người lớn: khởi đầu 10 đến 20 mg, một lần mỗi ngày vào lúc đi ngủ. Điều chỉnh liều 4 tuần 1 lần, nếu cần và dung nạp được. Liều duy trì 10 – 40 mg ngày một lần vào lúc đi ngủ.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với các chất ức chế HMG – CoA reductase hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh gan hoạt động hoặc transaminase huyết thanh tăng dai dẳng mà không giải thích được.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ

Vì các pravastatin làm giảm tổng hợp cholesterol và có thể cả nhiều chất khác có hoạt tính sinh học dẫn xuất từ cholesterol, nên ngừng thuốc thấp hơn so với các thuốc hạ lipid khác.

Thường gặp: ỉa chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, và buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược, đau cơ, đau khớp.

Ít gặp: bệnh cơ, ban da, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, ho.

Hiếm gặp: viêm cơ, tiêu cơ vân, dẫn đến suy thận cấp thứ phát do myoglobin niệu.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Pratas 40 và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Pratas 40 bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Pratas 10
Next articleThuốc Pratas 20
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here