Thuốc Progesterone injection BP 25mg

0
424
Thuốc Progesterone injection BP 25mg điều trị chảy máu rối loạn chức năng tử cung
Thuốc Progesterone injection BP 25mg điều trị chảy máu rối loạn chức năng tử cung
5/5 - (1 bình chọn)

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Progesterone injection BP 25mg công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Progesterone injection BP 25mg điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Progesterone injection BP 25mg ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Progesterone injection BP 25mg

Thuốc Progesterone injection BP 25mg điều trị chảy máu rối loạn chức năng tử cung
Thuốc Progesterone injection BP 25mg điều trị chảy máu rối loạn chức năng tử cung 
Nhóm thuốc: Hocmon, Nội tiết tố
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
Đóng gói: Hộp 10 ống 1ml

Thành phần:

Progesterone 25mg
SĐK:VN-16898-13
Nhà sản xuất: Rotexmedica GmbH Arzneimittelwerk – ĐỨC
Nhà đăng ký: Rotexmedica GmbH
Nhà phân phối: azthuoc

Chỉ định thuốc Progesterone injection BP

Ðường uống: Các rối loạn có liên quan đến sự thiếu progesterone, nhất là trong các trường hợp: – Hội chứng tiền kinh nguyệt, – Kinh nguyệt không đều do rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng, – Bệnh vú lành tính, đau vú, – Tiền mãn kinh, – Liệu pháp thay thế hormone trong giai đoạn mãn kinh (bổ sung cho liệu pháp estrogene). 

Liều lượng – Cách dùng thuốc Progesterone injection BP

Liều thông thường dành cho người lớn trị Vô kinh: 
5 đến 10 mg IM cho sáu đến tám ngày liên tiếp. 400 mg, uống trong 10 ngày. Cho liều vào buổi tối. 
Liều thông thường dành cho người lớn trị Chảy máu tử cung: 
5 đến 10 mg tiêm bắp mỗi ngày trong 6 lần. 

Chống chỉ định thuốc Progesterone injection BP

Không sử dụng thuốc này nếu:

-tiền sử ung thư vú;

-chảy máu âm đạo bất thường mà bác sĩ đã không kiểm tra;

-bệnh gan;

-nếu bạn đang mang thai, hoặc

-nếu bạn đã có một cơn đau tim đột quỵ, hoặc cục máu đông trong các năm qua.

Tương tác thuốc:

Thuốc tiêm progesterone có thể tương tác với thuốc chống nấm azole, rifamycins, St. John’s wort hoặc thuốc chống động kinh.

Tác dụng phụ thuốc Progesterone injection BP

Đau và sưng tại chỗ tiêm,vú mềm,đau đầu,tăng hoặc giảm cân,mụn, buồn nôn,rụng tóc da đầu,buồn ngủ, hoặc chóng mặt.

Hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có tác dụng phụ nghiêm trọng từ tiêm progesterone bao gồm:

bất thường âm đạo chảy máu,ngừng kinh nguyệt,

khối u ở vú ,sưng mắt cá chân hoặc bàn chân,thay đổi tinh thần / tâm trạng (ví dụ, trầm cảm, căng thẳng),

Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Progesterone injection BP

Cần điều chỉnh liều lượng hoặc các xét nghiệm đặc biệt để sử dụng thuốc một cách an toàn, trong các trường hợp sau:

-bệnh tim, vấn đề lưu thông;

yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành (như hút thuốc, béo phì, và bị cao huyết áp hoặc cholesterol cao);

-chứng đau nửa đầu,

-hen suyễn;

-bệnh thận;

– co giật hoặc động kinh;

-tiền sử trầm cảm, hoặc

-bệnh tiểu đường

Thông tin thành phần Progesterone

Dược lực:

Progesterone là một hormon steroid được tiết ra chủ yếu từ hoàng thể ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt. Progesterone được hình thành từ các tiền chất steroid trong buồng trứng, tinh hoàn, vỏ thượng thận và nhau thai. Cùng với lượng estrogen nội sinh được tiết ra đầy đủ ở người phụ nữ bình thường, progesteron sẽ làm nội mạc tử cung tăng sinh chuyển sang giai đoạn chế tiết( giai đoạn hoàng thể). Progesteron giảm tiết đột ngột vào cuối vòng kinh là nguyên nhân chủ yếu khởi đầu kinh nguyệt.
Progesteron kích thích nang vú phát triển và làm thư giãn cơ trơn tử cung.
Progesterone thuốc bao gồm các đặc tính dược lực của progesterone tự nhiên, gồm: trợ thai, kháng estrogene, kháng nhẹ androgene, kháng aldosterone.

Dược động học :

Ðường uống:

– Hấp thu:

Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.

Sau khi uống thuốc, nồng độ progesterone huyết tương bắt đầu tăng ngay trong giờ đầu tiên và nồng độ cao nhất được ghi nhận sau khi uống thuốc từ 1 đến 3 giờ.

Các nghiên cứu dược động được thực hiện ở người tình nguyện cho thấy rằng sau khi uống đồng thời 2 viên 100mg hoặc 1 viên 200mg, nồng độ progesterone huyết tương tăng trung bình từ 0,13 ng/ml đến 4,25ng/ml sau 1 giờ, 11,75ng/ml sau 2 giờ, 8,37ng/ml sau 4 giờ, 2ng/ml sau 6 giờ và 1,64ng/ml sau 8 giờ.

Do thuốc có thời gian lưu lại trong mô nên cần phải chia liều hàng ngày làm 2 lần cách nhau 12 giờ để đạt tình trạng bão hòa trong suốt 24 giờ.

Sự nhạy cảm đối với thuốc có khác nhau giữa người này và người khác, tuy nhiên ở cùng một người thì các đặc tính dược động thường rất ổn định, do đó khi kê toa cần chỉnh liều thích hợp cho từng người và một khi đã xác định được liều thích hợp thì liều dùng được duy trì ổn định.

– Chuyển hóa:

Trong huyết tương, các chất chuyển hóa chính gồm 20-alfa-hydroxyd-4-alfa-pregnanolone và 5-alfa-dihydroprogesterone.

95% được đào thải qua nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronic trong đó chủ yếu là 3-alfa,5-beta-pregnanediol (pregnandiol). Các chất chuyển hóa trong huyết tương và nước tiểu tương tự với các chất được tìm thấy trong quá trình chế tiết sinh lý của hoàng thể buồng trứng.

Ðường âm đạo:

– Hấp thu:

Sau khi đặt vào âm đạo, progesterone được hấp thu nhanh qua niêm mạc âm đạo, được chứng minh qua việc nồng độ của progesterone trong huyết tương tăng cao ngay trong giờ đầu tiên sau khi đặt thuốc.

Nồng độ tối đa trong huyết tương của progesterone đạt được sau khi đặt thuốc từ 2 đến 6 giờ và duy trì trong 24 giờ ở nồng độ trung bình là 9,7ng/ml sau khi dùng liều 100mg vào buổi sáng và buổi tối. Với liều trung bình này, progesterone đạt nồng độ sinh lý ổn định trong huyết tương, tương đương với nồng độ quan sát được trong pha hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt rụng trứng bình thường. Nồng độ progesterone ít khác biệt giữa các đối tượng cho phép dự kiến hiệu lực của thuốc khi dùng liều chuẩn.

Với liều cao hơn 200mg/ngày, nồng độ progesterone thu được tương đương với nồng độ được mô tả trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Chuyển hóa:

Trong huyết tương, nồng độ của 5-beta-pregnanolone không tăng.

Thuốc được đào thải qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng 3-alfa,5-beta-pregnanediol (pregnandiol), được chứng minh qua nồng độ chất này trong nước tiểu tăng dần (cho đến nồng độ tối đa là 142ng/ml ở giờ thứ 6).

Tác dụng :

– Điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt: Progesterone phối hợp với estrogen tạo nên chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ.

– Làm nhiệt độ cơ thể tăng cao khi rụng trứng vào những ngày “đèn đỏ”.

– Ngăn chặn các cơn co thắt tử cung

– Ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của trứng: Khi trứng thụ tinh được đến ổ niêm mạc tử cung thì trước đó progesterone đã giúp niêm mạc tử cung phát triển, dày hơn để tạo điều kiện tốt nhất để đón trứng.

– Sau thụ thai, progesterone được sản xuất từ nhau thai và nồng độ vẫn giữ ở mức cao trong suốt thai kỳ nên sẽ có tác dụng ngăn ngừa đẻ non, bảo vệ thai nhi phát triển bình thường.

– Tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để đảm bảo chất dinh dưỡng cho thai nhi

– Hỗ trợ sự phát triển của các tuyến vú trong thai kỳ

– Tạo ra nút nhầy cổ tử cung để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn

Chỉ định :

Ðường uống:

Các rối loạn có liên quan đến sự thiếu progesterone, nhất là trong các trường hợp:

– Hội chứng tiền kinh nguyệt,

– Kinh nguyệt không đều do rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng,

– Bệnh vú lành tính, đau vú,

– Tiền mãn kinh,

– Liệu pháp thay thế hormone trong giai đoạn mãn kinh (bổ sung cho liệu pháp estrogene). 

Ðường âm đạo:

– Thay thế progesterone trong các trường hợp thiếu progesterone hoàn toàn ở phụ nữ bị lấy buồng trứng (chương trình hiến noãn bào),

– Bổ sung cho pha hoàng thể trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (FIV),

– Bổ sung cho pha hoàng thể trong chu kỳ tự phát hoặc được tạo ra, trong trường hợp khả năng sinh sản kém hoặc vô sinh nguyên phát hay thứ phát nhất là do rối loạn rụng trứng,

 – Trong trường hợp bị đe dọa sẩy thai hoặc phòng ngừa trong trường hợp bị sẩy thai liên tiếp do suy hoàng thể, cho đến tuần thứ 12 sau khi tắt kinh,

– Trong tất cả các chỉ định khác của progesterone, đường âm đạo được dùng để thay thế cho đường uống trong các trường hợp:

– Có tác dụng ngoại ý của progesterone (bị buồn ngủ sau khi uống thuốc),

– Chống chỉ định đường uống (bị bệnh gan).

Liều lượng – cách dùng:

Cần chấp hành đúng liều khuyến cáo.

Ðường uống:

Trung bình trong các trường hợp thiếu progesterone, liều dùng là 200 đến 300mg progesterone mỗi ngày, chia làm 2 lần, vào buổi sáng và vào buổi tối. Nên uống thuốc xa bữa ăn, nên uống vào buổi tối trước lúc đi ngủ.

– Trong suy hoàng thể (hội chứng tiền kinh nguyệt, bệnh vú lành tính, kinh nguyệt không đều, tiền mãn kinh): 200-300mg mỗi ngày, 10 ngày cho mỗi chu kỳ, thường bắt đầu từ ngày thứ 17 đến ngày thứ 26.

– Trong liệu pháp thay thế hormone trong giai đoạn mãn kinh: liệu pháp estrogene một mình không được khuyến cáo (do nguy cơ gây tăng sản nội mạc): bổ sung progesterone, hoặc 200mg mỗi ngày vào buổi tối lúc đi ngủ, 12 đến 14 ngày mỗi tháng, hoặc 2 tuần lễ cuối của mỗi chu kỳ điều trị, sau đó ngưng toàn bộ các trị liệu thay thế trong khoảng 1 tuần, trong thời gian này có thể có xuất huyết do thiếu hụt hormone.

Ðối với các chỉ định trên, có thể dùng đường âm đạo với liều tương tự với đường uống, trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh gan và/hoặc có các tác dụng ngoại ý do progesterone (buồn ngủ sau khi uống thuốc).

Ðường âm đạo:

Ðặt viên nang sâu trong âm đạo.

– Thay thế progesterone trong các trường hợp thiếu progesterone hoàn toàn ở phụ nữ bị lấy buồng trứng (hiến noãn bào): Bổ sung cho liệu pháp estrogene: đặt 100mg vào ngày thứ 13 và ngày thứ 14 của chu kỳ chuyển tiếp, sau đó đặt mỗi lần 100mg vào buổi sáng và buổi tối từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 25 của chu kỳ. Từ ngày thứ 26 và trong trường hợp bắt đầu có thai, liều được tăng thêm 100mg/ngày mỗi tuần để cuối cùng đạt đến liều tối đa 600mg mỗi ngày chia làm 3 lần. Duy trì liều này cho đến ngày thứ 60, và trễ nhất là cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.

– Bổ sung cho pha hoàng thể trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm (FIV): liều được khuyến cáo là 400-600mg mỗi ngày bắt đầu từ ngày tiêm hCG cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ.

– Bổ sung cho pha hoàng thể trong chu kỳ tự phát hoặc được tạo ra, trong trường hợp khả năng sinh sản kém hoặc vô sinh nguyên phát hay thứ phát nhất là do rối loạn rụng trứng: liều được khuyến cáo là 200-300mg mỗi ngày, bắt đầu từ ngày thứ 17 của chu kỳ, trong vòng 10 ngày và dùng lại càng nhanh càng tốt trong trường hợp tắt kinh và được chẩn đoán là có thai.

– Dọa sẩy thai hoặc phòng ngừa trong trường hợp bị sẩy thai liên tiếp do suy hoàng thể: liều được khuyến cáo là 200-400mg mỗi ngày, chia làm 2 lần.

Chống chỉ định :

Ðường uống: rối loạn chức năng gan nặng.

Tác dụng phụ

Ðường uống:

– Buồn ngủ hoặc cảm giác chóng mặt đôi khi xảy ra ở một vài bệnh nhân sau khi uống thuốc từ 1 đến 3 giờ. Trong trường hợp này, có thể giảm liều hoặc thay đổi cách dùng thuốc: uống 2 viên 100mg hoặc 1 viên 200mg vào buổi tối lúc đi ngủ, 12 đến 14 ngày cho mỗi chu kỳ điều trị, hoặc chuyển sang đường âm đạo.

– Thu ngắn chu kỳ kinh nguyệt hoặc gây xuất huyết giữa chu kỳ. Trong trường hợp này phải bắt đầu đợt điều trị chậm hơn trong chu kỳ (ví dụ như bắt đầu vào ngày thứ 19 thay vì ngày thứ 17).

Các tác dụng ngoại ý này thường xảy ra khi quá liều.

Ðường âm đạo:

– Không có trường hợp bất dung nạp thuốc tại chỗ (nóng, ngứa hoặc chảy chất nhờn) nào được ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng.

– Không có tác dụng phụ toàn thân đặc biệt là buồn ngủ hay cảm giác chóng mặt được ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng ở liều khuyến cáo.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Progesterone injection BP 25mg và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Progesterone injection BP 25mg bình luận cuối bài viết.

Nguồn tham khảo uy tín

Thuốc Progesterone injection BP 25mg cập nhật ngày 17/12/2020: https://drugbank.vn/thuoc/Progesterone-injection-BP-25mg&VN-16898-13

Thuốc Progesterone injection BP 25mg cập nhật ngày 17/12/2020: https://en.wikipedia.org/wiki/Progesterone_(medication)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here