Thuốc Ramol syrup

0
437
Ramol syrup
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Ramol syrup công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Ramol syrup điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Ramol syrup ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Ramol syrup

Ramol syrup
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dạng bào chế:Bột pha si rô
Đóng gói:Hộp 20 gói x 2g

Thành phần:

Ambroxol hydrochloride 30mg
SĐK:VN-17166-13
Nhà sản xuất: Synmedic Laboratories – ẤN ĐỘ
Nhà đăng ký: Synmedic Laboratories
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Các bệnh đường hô hấp cấp tính và mãn tính do bất thường trong tiết dịch phế quản, đặc biệt trong cơn kịch phát của bệnh viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản do hen suyễn, hen phế quản; 

Điều trị sau phẫu thuật và các ca săn sóc đặc biệt để tránh biến chứng ở phổi; viêm mũi, viêm xoang và viêm tai giữa chảy dịch. 

Liều lượng – Cách dùng

Ngoại trừ trường hợp thầy thuốc kê đơn, liều dùng thông thường là: 

Người lớn: Khi bắt đầu điều trị: 1gói x 3lần/ngày, pha với nước.

 
Trẻ em 5-10 tuổi: 1/2 gói x 2 -3 lần/ngày, pha với nước.
Trẻ em dưới 5 tuổi:1.2 – 1.6mg/kg/ngày.

Nên uống thuốc sau bữa ăn.

Chống chỉ định:

Chống chỉ định: Bệnh nhân tăng cảm với Ambroxol hoặc bất kỳ thành phần nào của syro, bromhexin.

Tương tác thuốc:

Dùng Ambroxol cùng lúc với các kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycycline) làm tăng khả năng thấm của kháng sinh và mô phổi.

Tác dụng phụ:

Hiếm khi có báo cáo không dung nạp thuốc sau khi sử dụng ambroxol. Các phản ứng được quan sát thấy: phản ứng trên da và/ hoặc niêm mạc, phù mặt, khó thở, tăng nhiệt độ cơ thể cùng với những cơn lạnh.

Cũng hiếm có báo cáo về phản ứng phụ trên đường tiêu hóa. Có vài báo cáo về các triệu chứng sốc phản vệ cấp tính (triệu chứng tuần hoàn nghiêm trọng).

Chú ý đề phòng:

Thận trọng: Không nên dùng syro khô Anbroxol kéo dài mà không tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Trong trường hợp suy thận nặng, nên nhớ là các chất chuyển hóa của Ambroxol tạo ra ở gan sẽ bị tích tụ. Nên thận trọng trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng.

Cảnh giác: Dùng các thuốc có tác dụng thay đổi sự tiết phế quản cùng lúc với các thuốc trị ho và/hoặc các chất làm khô (như antropine) có thể sẽ gây kích ứng.

Sử dụng trong thai kỳ và cho con bú:

Ở liều cao, không thấy gây độc cho phôi thaỉ ở các thử nghiệm trên động vật. Tuy nhiên chỉ dùng Ambroxol trong thai kỳ, đặc biệt là trong ba tháng đầu, và khi cho con bú trong trường hợp thực sự cần thiết, vì không có số liệu trên người.Các nghiên cứu tiền lâm sàng cũng như kinh nghiệm lâm sàng sau tuần thứ 28 cho thấy không có biểu hiện xấu trong thai.

Tác dụng trên khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc: không có số liệu.

Thông tin thành phần Ambroxol

Dược lực:

Thuốc tan đàm.

Ambroxol là thuốc điều hòa sự bài tiết chất nhầy loại làm tan đàm, có tác động trên pha gel của chất nhầy bằng cách cắt đứt cầu nối disulfure của các glycoprotein và như thế làm cho sự long đàm được dễ dàng.

Dược động học :

Ambroxol được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương khoảng 2 giờ sau khi uống thuốc.

Sinh khả dụng của thuốc vào khoảng 70%.

Thuốc có thể tích phân phối cao chứng tỏ rằng có sự khuếch tán ngoại mạch đáng kể.

Thời gian bán hủy khoảng 7,5 giờ.

Thuốc chủ yếu được đào thải qua nước tiểu với 2 chất chuyển hóa chính dưới dạng kết hợp glucuronic.

Sự đào thải của hoạt chất và các chất chuyển hóa chủ yếu diễn ra ở thận.

Tác dụng :

Ambroxol là một chất chuyển hoá của Bromhexin, có tác dụng và công dụng như Bromhexin. Ambroxol được coi như có tác dụng long đờm và làm tiêu chất nhầy nhưng chưa được chứng minh đầy đủ.

Một vài tài liệu có nêu ambroxol cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong viêm phế quản.

Các tài liệu mới đây cho rằng thuốc có tác dụng khá đối với người bệnh có tắc nghẽn phổi nhẹ và trung bình nhưng không có lợi ích rõ rệt cho những người bị bệnh phổi tắc nghẽn nặng.

Khí dung ambroxol cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh ứ protein phế nang, mà không chịu rửa phế quản.

Chỉ định :

Ðiều trị các rối loạn về sự bài tiết ở phế quản, chủ yếu trong các bệnh phế quản cấp tính: viêm phế quản cấp tính, giai đoạn cấp tính của các bệnh phế quản-phổi mạn tính.

Liều lượng – cách dùng:

Người lớn và trẻ trên 10 tuổi:

Dạng viên: 2 đến 4 viên(30mg) mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Dạng dung dịch uống: 2 muỗng canh mỗi ngày, chia làm 2 lần.

Chống chỉ định :

Người bệnh quá mẫn với thuốc.

Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

Tác dụng phụ

Có thể xảy ra hiện tượng không dung nạp thuốc (đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy). Trong trường hợp này nên giảm liều.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Ramol syrup và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Ramol syrup bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Plitaz-10
Next articleThuốc Relenza
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here