Thuốc Roferon-A

0
269
Roferon-A
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Roferon-A công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Roferon-A điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Roferon-A ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Roferon-A

Roferon-A
Nhóm thuốc: Thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch
Dạng bào chế:Dung dịch tiêm dưới da
Đóng gói:Hộp 1 bơm tiêm đóng sẵn x 0,5ml

Thành phần:

Interferon alpha 2a
SĐK:VN-5538-08
Nhà sản xuất: F.Hoffmann-La Roche., Ltd – THỤY SĨ
Nhà đăng ký: F.Hoffmann-La Roche., Ltd
Nhà phân phối:

Thông tin thành phần Interferon alfa

Tác dụng :

Interferon là những cytokin xuất hiện tự nhiên có các đặc tính vừa chống virus vừa chống tăng sinh. Chúng được tạo thành và tiết ra để đáp ứng với nhiễm virus và nhiều chất cảm ứng sinh học và tổng hợp khác.

Chỉ định :

Interferon alfa – 2a: Ðiều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy ở giai đoạn mạn tính có nhiễm sắc thể Philadelphia dương tính, u lympho tế bào T ở da. Thuốc cũng được chỉ định cho cả carcinom tế bào thận tái phát hoặc di căn và sarcom Kaposi có liên quan với AIDS ở các người bệnh không có tiền sử viêm nhiễm cơ hội. Interferon alfa – 2a còn được chỉ định để điều trị viêm gan B mạn tính hoạt động hoặc viêm gan C mạn tính.
Interferon alfa – 2b: Ðiều trị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy, đa u tủy xương (điều trị duy trì), u lympho không Hodgkin độ ác tính thấp (kết hợp với hóa trị liệu), bệnh bạch cầu tế bào tóc, sarcom Kaposi có liên quan với AIDS (ở người bệnh không có tiền sử viêm nhiễm cơ hội), hột cơm sinh dục (condilom mào gà), viêm gan B mạn tính hoạt động và viêm gan C mạn tính.
Interferon alfa – n1: Ðiều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, viêm gan B mạn tính hoạt động ở người lớn có dấu ấn đối với sự sao chép gen.
Interferon alfa – n3: Chủ yếu được chỉ định để điều trị condilom mào gà; tuy nhiên, interferon alfa – n3 cũng được dùng để điều trị bệnh bạch cầu tế bào tóc, viêm gan không A, không B hoặc C mạn tính hoạt động; sarcom Kaposi có liên quan với AIDS, carcinom bàng quang, bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính…

Liều lượng – cách dùng:

Interferon alfa – 2a
Những trường hợp sau đây có thể được sử dụng theo cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp:
Bệnh bạch cầu tế bào tóc: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày, dùng 16 – 24 tuần; sau đó điều trị duy trì với liều 3 MU, 3 lần mỗi tuần.
Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày tăng dần lên 9 MU/ngày, dùng trong 84 ngày. Ðiều trị duy trì với liều 9 MU/ngày (tối ưu) đến 9 MU 3 lần/tuần (tối thiểu), cần dùng tối đa là 18 tháng hoặc cho đến khi có đáp ứng hoàn toàn về mặt huyết học. Những người có đáp ứng huyết học không hoàn toàn thì tiếp tục điều trị để đạt được đáp ứng về mặt di truyền tế bào.
U lympho tế bào T của da: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày rồi tăng dần cho đến 18 MU/ngày, dùng trong 84 ngày. Ðiều trị duy trì với liều tối đa có thể chịu được (cao nhất là 18 MU) 3 lần mỗi tuần.
Carcinom tế bào thận: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày tăng dần đến tối đa 36 MU/ngày, dùng trong 84 ngày. Ðiều trị duy trì với liều 18 – 36 MU 3 lần mỗi tuần (liều trên 18 MU chỉ dùng bằng đường tiêm bắp).
Sarcom Kaposi liên quan với AIDS: Dùng liều cảm ứng 3 MU/ngày tăng dần đến 36 MU/ngày, dùng trong 84 ngày. Ðiều trị duy trì với liều cao nhất có thể chịu được (tối đa là 36 MU) 3 lần mỗi tuần.
Viêm gan B mạn tính: 2,5 – 5 MU/m2 3 lần mỗi tuần, dùng trong 4 – 6 tháng liều tăng dần cho phép nếu các dấu ấn của sao chép virus không giảm sau một tháng điều trị.
Viêm gan C mạn tính: 6 MU/m2 3 lần mỗi tuần, dùng 3 tháng; sau đó 3 MU/m2 3 lần mỗi tuần, dùng thêm 3 tháng nữa ở những người bệnh có đáp ứng (thể hiện bằng việc men ALT trở lại bình thường).
U lympho không Hodgkin thể nang: Interferon alfa – 2a (rbe) được dùng phối hợp với một phác đồ hóa trị liệu thông thường (như phác đồ phối hợp cyclophosphamid, prednisolon, vincristin và doxorubicin) theo một liệu trình là 6 MU/m2 tiêm dưới da hoặc bắp từ ngày 22 đến ngày 26 của mỗi chu kỳ 28 ngày.
Interferon alfa – 2b
Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy: Liều khuyến cáo dùng hàng ngày là 4 – 5 MU, tiêm dưới da. Khi kiểm soát được số lượng bạch cầu, dùng liều đó 3 lần mỗi tuần (cách nhật).
Ða u tủy xương: Ðiều trị duy trì cho người bệnh ở giai đoạn bệnh ổn định sau khi điều trị hóa chất cảm ứng. Có thể dùng đơn trị liệu, tiêm dưới da với liều 3 MU/m2, 3 lần mỗi tuần (dùng cách nhật).
U lympho không Hodgkin: Phối hợp với hóa trị liệu; có thể tiêm dưới da với liều 5 MU 3 lần mỗi tuần (cách nhật) dùng 18 tháng.
Bệnh bạch cầu tế bào tóc: Liều khuyến cáo là 2 MU/m2 dùng 3 lần mỗi tuần cách nhật. Sau một tháng điều trị thì một hoặc nhiều chỉ số huyết học mới đạt bình thường. Có thể phải sau 6 tháng hoặc hơn thì mới có sự cải thiện số lượng bạch cầu, tiểu cầu và nồng độ hemoglobin.
Sarcom Kaposi có liên quan với AIDS: Liều tối ưu vẫn chưa rõ, liều cho thấy có hiệu quả là 30 MU/m2 dùng 3 đến 5 lần mỗi tuần, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Dùng liều thấp hơn (tức là 10 – 12 MU/m2/ngày) cũng không thấy mất hiệu lực.
Condilom mào gà: Ðầu tiên cần phải lau sạch chỗ tổn thương để tiêm thuốc bằng một mảnh bông mềm thấm cồn vô trùng. Việc tiêm vào trong chỗ tổn thương cần thực hiện theo cách tiêm vào đáy tổn thương bằng một kim nhỏ (cỡ 30). Tiêm 0,1 ml dung dịch có chứa 1 MU interferon vào nơi tổn thương, 3 lần mỗi tuần, cách nhật, trong 3 tuần. Mỗi lần có thể điều trị cho 5 chỗ tổn thương. Tổng liều tối đa dùng mỗi tuần không được vượt quá 15 MU.
Viêm gan B mạn tính hoạt động: Vẫn chưa xác định được phác đồ điều trị tối ưu. Liều thông thường nằm trong khoảng từ 2,5 đến 5 MU/m2 diện tích cơ thể, tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần trong 4 đến 6 tháng.
Viêm gan C/không A, không B mạn tính: Liều khuyến cáo là 3 MU tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần cho tới 18 tháng.
Interferon alfa – n1
Bệnh bạch cầu tế bào tóc: Dùng liều cảm ứng tiêm bắp hoặc dưới da, 3 MU mỗi ngày, từ 16 đến 24 tuần. Duy trì: tiêm bắp hoặc dưới da, với liều 3 MU 3 lần mỗi tuần.
Condilom mào gà: Tiêm bắp hoặc dưới da, với liều 1 – 3 MU/m2 diện tích cơ thể, 5 lần mỗi tuần, trong 2 tuần; sau đó 3 lần mỗi tuần, trong 4 tuần. Tiếp tục dùng liều tương tự cách nhật hoặc 3 lần mỗi tuần trong 1 tháng.
Viêm gan B mạn tính hoạt động: Liều khuyến cáo là dùng trong 12 tuần, 3 lần mỗi tuần tiêm bắp hoặc dưới da, với liều 10 – 15 MU (cho đến 7,5 MU/m2 diện tích cơ thể). Hoặc điều trị với thời hạn dài hơn cho đến 6 tháng với liều thấp hơn (5 – 10 MU 3 lần mỗi tuần, hoặc đến 5 MU/m2 diện tích cơ thể) và thường dùng cho người bệnh không chịu đựng được liều cao.
Các chỉ định sử dụng khác là bệnh bạch cầu mạn dòng tủy và viêm gan C (không A, không B).
Interferon alfa – n3
Condilom mào gà: Tiêm vào chỗ tổn thương với liều 250.000 đơn vị, 2 lần mỗi tuần trong 8 tuần (tối đa). Liệu pháp không được lặp lại ít nhất trong 3 tháng sau liệu trình đầu tiên 8 tuần.
Lưu ý: Ðối với các tổn thương to thì có thể tiêm ở một số điểm xung quanh tổn thương, dùng tổng liều là 250.000 đơn vị cho một tổn thương.
Quá liều và xử trí
Chưa có các báo cáo về quá liều nhưng nếu tiêm nhắc lại interferon liều cao có thể gây ngủ lịm sâu, mệt nhọc và hôn mê. Những người bệnh này cần đưa vào viện để theo dõi và điều trị hỗ trợ thích hợp. Những người bệnh bị phản ứng nghiêm trọng với interferon alfa thường bình phục trong vòng vài ngày sau khi ngừng dùng thuốc và được chăm sóc hỗ trợ. Hôn mê gặp ở 0,4% người bệnh ung thư trong các thử 
nghiệm lâm sàng.

Chống chỉ định :

Interferon alfa – 2a, interferon alfa – 2b, interferon alfa – n3 có chống chỉ định dùng cho người bệnh quá mẫn với interferon alfa hoặc bất cứ một thành phần nào trong các thuốc đó.

Interferon alfa – 2a có chống chỉ định dùng cho người bệnh quá mẫn với rượu benzylic.

Interferon alfa – 2a và interferon alfa – n3 cũng có chống chỉ định dùng cho người bệnh quá mẫn với protein của chuột; interferon alfa – n3 còn có chống chỉ định dùng cho người bệnh có quá mẫn với protein trứng hoặc neomycin.

Tác dụng phụ

Thường gặp

Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó chịu, sốt và rét run, trầm cảm.

Viêm da, ban da, ngứa, ban đỏ, da khô, rụng tóc lông.

Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón, đau bụng, khô miệng, viêm miệng, chán ăn, có vị kim loại, ợ hơi.

Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, hemoglobin và hematocrit thấp, ức chế tủy ở mức nhẹ.

Nhiễm độc gan.

Ðau khớp, đau xương, đau lưng, chuột rút ở chân.

Ðau mắt bao gồm cả kết hợp với đảo mắt.

Toát mồ hôi.

Ít gặp

Giảm cảm giác, mất điều vận, lú lẫn, trầm cảm, bồn chồn, lo âu. Liều cao: Trạng thái sững sờ, hôn mê.

Ðộc tính cho tim, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, hạ huyết áp, đau ngực, phù.

Rụng tóc từng phần.

Tăng acid uric huyết, thiểu năng tuyến giáp.

Thay đổi vị giác.

Ban xuất huyết, chứng xanh tím.

Tăng ALT và AST.

Bệnh dây thần kinh.

Ðau chỗ tiêm.

Rét run, yếu cơ, co cơ, đau khớp, bệnh lý đa khớp, viêm khớp.

Rối loạn thị giác.

Protein niệu, tăng creatinin và urê (BUN).

Ho, khó thở, sung huyết mũi, chảy máu cam, chảy nước mũi.

Tạo kháng thể trung hòa interferon, do vậy interferon có thể mất tác dụng đối với người bệnh.

Hiếm gặp

Viêm mạch, viêm khớp, thiếu máu huyết tán, thiểu năng giáp trạng, lupus ban đỏ hệ thống, Reynaud.

Co giật, hôn mê, bệnh não, loạn ngôn.

Tăng năng giáp.

Viêm kết mạc, kích ứng mắt.

Khó tiêu, đầy bụng, tăng tiết nước bọt, khát, chảy máu dạ dày – ruột, đại tiện phân đen, viêm thực quản, tăng cảm giác của lưỡi, đổi màu niêm mạc dạ dày ruột, loét dạ dày, đau miệng, chảy máu lợi, tăng sản lợi.

Xuất huyết dạng chấm, giảm tiểu cầu.

Thâm nhiễm phổi, viêm phổi, viêm phổi thùy, phù phổi.

Phản ứng quá mẫn cấp nặng (mày đay, phù mạch, co thắt phế quản hoặc choáng phản vệ).

Lãnh cảm, dễ bị kích thích, tăng hoạt động, chứng sợ bị nhốt kín…

Xử trí

Có thể giảm thiểu các tác dụng phụ bằng cách dùng interferon vào buổi tối trước khi đi ngủ. Có thể giảm bớt tác dụng phụ giả cúm bằng cách uống paracetamol 30 phút trước khi dùng interferon. Ðể giảm chứng đau cơ nặng thường phải nằm nghỉ 1 – 2 tuần và dùng corticosteroid và/hoặc thuốc giảm đau.

Có thể phải giảm liều nếu bị chán ăn và triệu chứng này thường bớt đi trong vòng vài tuần.

Buồn nôn: Hiếm khi phải dùng đến thuốc chống nôn.

Hầu hết các tác dụng phụ lên hệ thống thần kinh là nhẹ và phục hồi nhanh sau khi giảm liều hoặc tạm ngừng interferon alfa.

Ở một số người bệnh có thể dùng methylphenidat hoặc metoclopramid để làm giảm tác dụng phụ. Hiếm khi cần phải ngừng dùng interferon alfa.

Cần phải ngừng dùng thuốc khi có giảm tiểu cầu và giảm bạch cầu nặng. Sau khi ngừng dùng thuốc thì sẽ phục hồi nhanh giảm bạch cầu và/hoặc giảm tiểu cầu, nhưng thiếu máu thì phục hồi chậm. Những trường hợp bị ức chế tủy nặng, cần phải truyền hồng cầu và/hoặc tiểu cầu.

Nếu xảy ra các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng cần ngừng interferon alfa và có ngay những biện pháp điều trị thích hợp.

Nếu xuất hiện bệnh tự miễn trong thời gian đang điều trị interferon alfa, thì phải theo dõi người bệnh chặt chẽ và nếu cần phải ngừng dùng thuốc.

Ở những người bệnh có nồng độ thyrotropin huyết thanh không còn duy trì được ở mức bình thường bằng điều trị kháng tuyến giáp hoặc liệu pháp thay thế hormon thì nên ngừng dùng interferon alfa.

Khi bị hạ huyết áp nặng cần giảm liều thuốc và/hoặc điều trị hỗ trợ như truyền dịch thay thế để duy trì thể tích tuần hoàn. Hạ huyết áp, loạn nhịp và bệnh lý cơ tim ở người bệnh có tiền sử bệnh tim có thể đòi hỏi phải giảm liều, ngừng sử dụng interferon alfa hoặc điều trị hỗ trợ.

Theo dõi người bệnh

Những vấn đề sau có thể coi là đặc biệt quan trọng trong việc theo dõi người bệnh:

SGPT (Alanin aminotransferase: ALT).

SGOT (Aspartat aminotransferase: AST).

Bilirubin huyết thanh.

Creatinin huyết thanh.

Lactat dehydrogenase (LDH).

Ðo huyết áp.

Ðiện tâm đồ: Nên đo trước khi bắt đầu điều trị và từng thời kỳ trong quá trình điều trị ở những người có bệnh tim mạch hoặc bệnh ác tính tiến triển.

Hematocrit, hemoglobin, số lượng tiểu cầu và công thức bạch cầu: Nên kiểm tra khi bắt đầu điều trị và từng thời kỳ trong quá trình điều trị.

Theo dõi thần kinh – tâm thần: Ðặc biệt cần theo dõi ở người bệnh dùng interferon alfa liều cao.

Nồng độ TSH (hormon kích thích tuyến giáp) huyết thanh: Nên kiểm tra lúc bắt đầu điều trị cho người viêm gan không A, không B hoặc C và khi có xảy ra các triệu chứng tổn thương chức năng tuyến giáp trong quá trình điều trị.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Roferon-A và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Roferon-A bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc RB-25
Next articleThuốc Ryucostin capsule
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here