AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Scolanzo công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Scolanzo điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Scolanzo ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.
Scolanzo

Thành phần:
Nhà sản xuất: | Laboratorios Liconsa, S.A – TÂY BAN NHA | ||
Nhà đăng ký: | Abbott Laboratories (Singapore) Private Limited | ||
Nhà phân phối: | azthuoc |
Chỉ định thuốc Scolanzo
Thuốc Scolanzo được điều trị trong các trường hợp:
Liều lượng – Cách dùng thuốc Scolanzo
Tương tác thuốc:
– Scolanzo được chuyển hóa nhờ hệ enzym cytochrom P450, nên tương tác với các thuốc khác được chuyển hóa bởi cùng hệ enzym này. Do vậy, không nên dùng Scolanzo cùng với các thuốc khác có cùng hệ chuyển hóa bởi cytochrom P450.
– Không thấy có ảnh hưởng lâm sàng quan trọng tới nồng độ diazepam, phenytoin, theophylin, prednisolon hoạc wafarin khi dùng chung cùng với Scolanzo.
– Scolanzo làm giảm tác dụng của Ketoconazol, itraconazol và các thuốc khác có sự hấp thu cần môi trường acid.
– Sucralfat làm chậm và giảm hấp thu Scolanzo (khoảng 30%).
Tác dụng phụ thuốc Scolanzo
Các phản ứng phụ thường gặp nhất ở Scolanzo là ở đường tiêu hóa như ỉa chảy, đau bụng, ngoài ra một số người bệnh có đau đầu, chóng mặt.
Thường gặp : ADR >1/100.
– Toàn thân : Đau đầu, chóng mặt.
– Tiêu hóa : ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu.
– Da : Phát ban.
Ít gặp : 1/1000 Toàn thân : Mệt mỏi.
Cận lâm sàng :
– Tăng mức gastrin huyết thanh, enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric và protein niệu.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn mà bạn gặp phải khi dùng thuốc.
Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Scolanzo
– Không dùng thuốc Scolanzo quá hạn ghi trên hộp, hoặc khi có nghi ngờ về chất lượng của thuốc như : Viên bị ướt, bị biến màu.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng Scolanzo. Nếu cần biết thêm thông tin xin hãy hỏi ý kiến của Bác sĩ hoặc Dược sĩ.
Thông tin thành phần Lansoprazol
Dược lực:
Dược động học :
Lansoprazol hấp thu nhanh, nồng độ tối đa trung bình đạt được trong khoảng 1,7 giờ sau khi uống, với sinh khả dụng tuyệt đối trên 80%.
Lansoprazol liên kết với protein huyết tương khoảng 97%.
Lansoprazol chuyển hoá nhiều ở gan nhờ hệ enzym cytocrom P450 để thành 2 chất chuyển hoá chính: sulfon lansoprazol và hydroxy lansoprazol. Các chất chuyển hoá có rất ít hoặc không còn tác dụng chống tiết acid. Khoảng 20% thuốc dùng được bài tiết vào mật và nước tiểu.
Thải trừ lansoprazol bị kéo dài ở người bị bệnh gan nặng, nhưng không thay đổi ở người suy thận nặng. Do vậy, cần giảm liều đối với người bị bệnh gan nặng.
Tác dụng :
Lansoprazol là dẫn chất benzimidazol có tác dụng chống tiết acid dạ dày. Lansoprazol có liên quan cấu trúc và dược lý với omeprazol. Lansoprazol liên kết không thuận nghịch với H+/K+/ ATPase là một hệ thống enzym có trên bề mặt tế bào thành dạ dày, do đó lansoprazol ức chế sự chuyển vận cuối cùng các ion hydrogen vào trong dạ dày. Vì hệ thống enzym H+/K+ ATPase được coi là chiếc bơm acid (proton) của niêm mạc dạ dày, nên lansoprazol được gọi là những chất ức chế bơm proton. Lansoprazol ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân kích thích nào.
Mức độ ức chế tiết acid dạ dày phụ thuộc vào liều dùng và thời gian điều trị, nhưng lansoprazol ức chế tiết acid tốt hơn các chất đối kháng thụ thể H2.
Lansoprazol có thể ngăn chặn Helicobacter pylori ở người loét dạ dày – tá tràng bị nhiễm xoắn khuẩn này.
Nếu phối hợp với một hoặc nhiều thuốc chống nhiễm khuẩn (như amoxicillin, clarihtromycin), lansoprazol có thể có hiệu quả trong việc tiệt trừ viêm nhiễm dạ dày do H.pylori.
Chỉ định :
Điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có trợt loét ở người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (dùng tới 8 tuần).
Điều trị loét dạ dày tá tràng cấp.
Điều trị các chứng tăng tiết toan bệnh lý , như hội chứng Zollinger – Ellison, u đa tuyến nội tiết, tăng dưỡng bào hệ thống.
Liều lượng – cách dùng:
Viêm thực quản có trợt loét:
Liều người lớn thường dùng 30 mg, 1 lần/ngày, trong 4-8 tuần. Có thể dùng thêm 8 tuần nữa, nếu chưa khỏi. Điều trị duy trì sau chữa khỏi viêm thực quản trợt loét để giảm tái phát: người lớn 15 mg/ngày. Chưa xác định được mức độ an toàn và hiệu quả khi điều trị duy trì lâu quá một năm.
Loét dạ dày:15 tới 30 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4-8 tuần. Nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.
Loét tá tràng: 15 mg, 1 lần/ngày, dùng trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh.
Tăng tiết toan khác (hội chứng Z.E): liều 60 mg/lần/ngày.
Chống chỉ định :
Quá mẫn với lansoprazol hoặc các thành phần khác của thuốc.
Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
Tác dụng phụ
Các phản ứng thường gặp nhất với lansoprazol là ở đường tiêu hoá như ỉa chảy, đau bụng, ngoài ra một số người bệnh có đau đầu, chóng mặt.
Thường gặp: đau đầu, chóng mặt, ỉa chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, táo bón, khó tiêu, phát ban.
Ít gặp: mệt mỏi, tăng mức gastrin huyết thanh, enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric và protein niệu.
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Scolanzo và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Scolanzo bình luận cuối bài viết.
Nguồn tham khảo uy tín
Thuốc Scolanzo cập nhật ngày 27/11/2020: https://drugbank.vn/thuoc/Scolanzo&VN-21361-18