Thuốc Terfuzol

0
270
Terfuzol
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Terfuzol công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Terfuzol điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Terfuzol ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Terfuzol

Terfuzol
Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
Dạng bào chế:Kem bôi ngoài da
Đóng gói:Hộp 1 tuýp 10g

Thành phần:

Mỗi tuýp 10g chứa: Triamcinolon acetonid 10 mg; Neomycin sulfat 50 mg; Nystatin 1.000.000 IU; Clotrimazol 100 mg
SĐK:VD-24492-16
Nhà sản xuất: Công ty CPDP Gia Nguyễn – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty CPDP Gia Nguyễn
Nhà phân phối:

Chỉ định:

Điều trị tại chỗ các bệnh ngoài da đáp ứng với corticosteroid có biến chứng nhiễm trùng thứ phát do nấm, vi khuẩn như: viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã nhờn, viêm da thần kinh, Eczema cấp và mạn tính, vảy nến, lichen phẳng, vết côn trùng cắn. 
Điều trị tại chỗ các bệnh nấm ngoài da có nhiễm khuẩn thứ phát và/ hoặc kèm các triệu chứng viêm như nấm da thân, nấm bẹn, nấm kẽ tay, kẽ chân, lang ben, nấm candida thành ngoài âm đạo, bao qui đầu.
DƯỢC ĐỘNG HỌC:
Triamcinolon: được hấp thụ khi dùng ngoài, đặc biệt khi băng kín hay da bị tổn thương thuốc có thể được hấp thu tốt, gây tác dụng toàn thân
Neomycin: Thuốc có thể được hấp thu sau khi bôi trên vùng da bị tổn thương, và bài tiết nhanh chóng bởi thận dưới dạng còn hoạt tính.
Nystatin: không được hấp thu qua da hay niêm mạc khi dùng tại chỗ
Clotrimazol: Dùng bôi trên da clotrimazol rất ít được hấp thu: Sáu giờ sau khi bôi kem và dung dịch 1% clotrimazol phóng xạ trên da nguyên vẹn và trên da bị viêm cấp, nồng độ clotrimazol thay đổi từ 100 microgam/cm3 trong lớp sừng đến 0,5 – 1 microgam/cm3 trong lớp gai và 0,1 microgam/cm3 trong lớp mô dưới da.
DƯỢC LỰC HỌC:
Triamcinolon: là glucocorticoid tổng hợp có fluor, có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. 
Neomycin: là kháng sinh nhóm aminoglycosid có cơ chế và phổ tác dụng tương tự gentamicin sulfat. Những vi khuẩn nhạy cảm với neomycin như: Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Heamophilus influenzae, Klebsiella, Enterobacter các loại, Neisseria các loại.
Nystatin: là kháng sinh chống nấm. Nystatin có tác dụng kìm hãm hoặc diệt nấm tùy thuộc vào nồng độ và độ nhạy cảm của nấm, không tác động đến vi khuẩn chí bình thường trên cơ thể. Nhạy cảm nhất là các nấm men và có tác dụng rất tốt trên Candida albicans. 
CƠ CHẾ TÁC DỤNG: 
Do liên kết với sterol của màng tế bào các nấm nhạy cảm nên nystatin làm thay đổi tính thấm của màng nấm. Nystatin dung nạp tốt ngay cả khi điều trị lâu dài và không gây kháng thuốc.
Clotrimazol: là thuốc chống nấm phổ rộng được dùng điều trị các trường hợp bệnh ngoài da do nhiễm các loài nấm gây bệnh khác nhau và cũng có tác dụng trên  Trichomonas, Staphylococcus và Bacteroides. 
Cơ chế tác dụng của clotrimazol là liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng, gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm. 

Liều lượng – Cách dùng

Dùng ngoài da, bôi kem lên vùng da bị bệnh 2-3 lần một ngày hoặc dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
QUÁ LIỀU VÀ XỬ TRÍ:
–  Khi sử dụng Corticosteroid tại chỗ quá mức hay kéo dài có thuốc có thể được hấp thu và gây tác dụng toàn thân như ức chế chức năng tuyến yên, thượng thận dẫn đến thiểu năng thượng thận thứ phát. Neomycin nếu dùng quá nhiều và lâu dài trên da có thể dược hấp thu và gây độc tính trên thận
–   Xử trí: Chỉ định dùng các liệu pháp điều trị triệu chứng thích hợp. Các triệu chứng tăng tiết tuyến thượng thận thường là có hồi phục. Điều trị mất cân bằng điện giải nếu cần thiết. Trong trường hợp ngộ độc mãn, nên ngưng thuốc từ từ.  Tổn thương thận có thể được hồi phục sau khi ngưng dùng neomycin và áp dụng biện pháp điều trị đặc hiệu trong trường hợp độc tính trên thận

Chống chỉ định:

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không dùng thuốc khi bị bệnh da do virus, lao da, mụn trứng cá đỏ hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Trẻ em dưới 2 tuổi.

Tác dụng phụ:

– Các phản ứng phụ liên quan đến việc dùng Corticosteroids đã được báo cáo là: Ngứa, cảm giác bỏng rát, kích ứng, khô da, viêm nang lông, rậm lông, phát ban dạng trứng cá, giảm sắc tố, rộp da, nhiễm trùng thứ phát, teo da, nổi vân da, bệnh hạt kê da.

– Các phản ứng phụ hiếm gặp khi dùng Clotrimazol tại chỗ bao gồm: bỏng nhẹ, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, đau rát vùng bôi thuốc ở da hoặc âm đạo.

– Các phản ứng phụ rất hiếm gặp khi dùng Nystatin tại chỗ, tuy nhiên cần thận trọng khi dùng thuốc dưới lớp băng kín có thể có một số phản ứng phụ: nổi ban đỏ, bỏng, ngứa, kích ứng, phồng rộp, kích ứng toàn da.

– Neomycin dùng tại chỗ: có thể gặp phản ứng tăng mẫn cảm như viêm da, ngứa, sốt do thuốc và phản vệ.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Chú ý đề phòng:

– Ngưng dùng thuốc nếu các trường hợp kích ứng, quá mẫn, khô da quá mức hoặc các phản ứng khác xảy ra.

– Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.

– Thận trọng khi dùng thuốc điều trị trong thời gian dài, điều trị trên vùng da rộng, băng kín và dùng điều trị cho trẻ em.

– Thận trọng khi dùng thuốc để điều trị bệnh viêm da do ứ đọng hoặc do lưu thông máu kém.

– Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt

Thông tin thành phần Triamcinolone

Dược lực:

Triamcinolone là glucocorticoid tổng hợp có fluor.

Dược động học :

– Hấp thu: Triamcinolone được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Cũng được hấp thụ tốt khi tiêm tại chỗ hoặc dùng ngoài, đặc biệt khi băng kín hay da bị tổng thương, hoặc xông, phun, sương qua mũi miệng, thuốc có thể được hấp thu tốt, gây tác dụng toàn thân. Dạng tan trong nước của triamcinolon để tiêm tĩnh mạch có tác dụng nhanh, dạng tan trong dầu để tiêm bắp có tác dụng kéo dài hơn.

– Phân bố: Triamcinolon được phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể (cơ, gan, da, ruột, thận…). Thuốc qua được hàng rào nhau thai và tiết vào sữa mẹ một lượng nhỏ. Thuốc liên kết chủ yếu với albumin huyết tương.

– Chuyển hoá: Triamcinolon chuyển hoá chủ yếu ở gan, một phần ở thận.

– Thải trừ: Thuốc được đào thải qua đường nước tiểu, thời gian bán thải của thuốc là 2-5 giờ.

Tác dụng :

Triamcinolon là glucocorticoid tổng hợp có chứa fluor. Được dùng dưới dạng alcol hoặc ester, để uống, tiêm bắp hạơc tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi ngoài để điều trị các rối loạn cần dùng corticoid. Thuốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Vì thuốc gần như không có tác dụng của các corticoid điều hoà chất khoáng nên thuốc không dùng đơn độc để điều trị suy thượng thận.

Tác dụng giữ muối và nước yếu nhưng tác dụng khác của thuốc mạnh và kéo dài hơn prednisolon.

Với liều cao, dùng toàn thân, triamcinolon có tác dụng ức chế bài tiết hormon hướng vỏ thượng thận (ACTH) từ tuyến yên (gây suy vỏ thượng thận thứ phát), vỏ thượng thận ngừng tiết corticosteroid.

Chỉ định :

Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm đốt sống do thấp, viêm khớp vảy nến, viêm mõm lồi cầu. 

Viêm da cơ toàn thân. Pemphigus, hội chứng Steven Johnson, vảy nến nặng, phù mạch, sẹo lồi, liken phẳng. 
Hội chứng Hamman-Rich. Phối hợp với lợi tiểu trong suy tim xung huyết, xơ gan báng bụng kéo dài. Phản ứng viêm sau phẫu thuật răng.
Dạng hít: Dùng trong hen phế quản và các tình trạng co thắt phế quản.
Dùng ngoài: Các bệnh ngoài da đáp ứng với steroid.

Liều lượng – cách dùng:

Viên uống:
Người lớn: Liều từ 4 – 48 mg/ngày, tùy theo từng loại bệnh, nhưng liều trên 32 mg/ngày rất ít khi được chỉ định. Thí dụ:
Do dị ứng: 8 – 16 mg/ngày có thể kiểm soát được bệnh trong vòng 24 – 48 giờ.
Viêm khớp dạng thấp: Liều ban đầu: 8 – 16 mg/ngày trong 2 – 7 ngày. Liều duy trì: 2 – 16 mg/ngày.
Viêm mũi dị ứng nặng theo mùa: Liều ban đầu: 8 – 12 mg/ngày. Liều duy trì: 2 – 6 mg/ngày.
Luput ban đỏ rải rác: Liều ban đầu: 20 – 30 mg/ngày. Liều duy trì: 3 – 30 mg/ngày.
Trẻ em: Liều uống: 0,12 mg/kg (hoặc 3,3 mg/m2 diện tích da) uống làm 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ. Trong ung thư (thí dụ như trong bệnh bạch cầu cấp) liều uống ban đầu: 1 – 2 mg/kg/ngày; sau đó dựa vào đáp ứng của người bệnh để điều chỉnh liều.
Liều tiêm
Người lớn:
Tiêm bắp: Triamcinolon acetonid hoặc diacetat được dùng dưới dạng hỗn dịch để cho tác dụng toàn thân kéo dài.
Triamcinolon acetonid: 40 mg tiêm bắp sâu, vào cơ mông. Có thể lặp lại nếu triệu chứng trở lại. Liều tối đa 1 lần 100 mg.
Triamcinolon diacetat: 40 mg tiêm cách nhau 1 tuần.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: Tiêm bắp (triamcinolon acetonid hoặc hexacetonid): 0,03 – 0,2 mg/kg cách 1 ngày hoặc 7 ngày/1 lần.
Tiêm trong khớp: Tùy theo khớp to hay nhỏ, liều sẽ thay đổi:
Người lớn: Triamcinolon acetonid: 2,5 – 40 mg.
Triamcinolon diacetat: 3 – 48 mg
Triamcinolon hexacetonid: 2 – 30 mg.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: 2,5 – 15 mg
Tiêm trong vùng tổn thương, trong da (sẹo lồi): Dạng diacetat hoặc acetonid nồng độ 10 mg/ml. Tiêm từ 1 đến 3 mg cho mỗi vị trí, không được vượt quá 5 mg cho mỗi vị trí. Nếu tiêm nhiều vị trí, các vị trí tiêm phải cách nhau trên 1 cm. Tổng liều tối đa không được vượt quá 30 mg.
Kem bôi da:
Bôi 1 lớp mỏng ngày 2 – 3 lần (dùng kem, lotio, thuốc mỡ chứa 0,1% tuy nồng độ có thể từ 0,025 đến 0,5%).
Dùng để hít
Hít qua miệng (trong hen): Liều thông thường 200 microgam đã định trước: 1 – 2 lần xịt, ngày 3 – 4 lần; liều không được vượt quá 1600 microgam/ngày.
Trẻ em 6 – 12 tuổi: 100 – 200 microgam (1 hoặc 2 xịt đã định lượng) 3 – 4 lần/ngày hoặc 200 – 400 microgam (2 – 4 lần xịt định lượng) 2 lần/ngày, không quá 12 lần xịt/ngày.
Hít qua mũi (trong viêm mũi dị ứng): Liều thông thường 2 xịt (110 microgam) vào mỗi bên mũi, ngày 1 lần (triamcinolon acetonid).
Trẻ em 6 – 12 tuổi: 55 microgam (1 xịt) vào mỗi bên mũi, ngày 1 lần.

Chống chỉ định :

Quá mẫn với thành phần thuốc. Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm siêu vi hoặc nhiễm lao. Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (khi tiêm bắp).

Tác dụng phụ

Dùng toàn thân: Phản ứng phụ cuả corticoid: phù, tăng huyết áp, loét dạ dày, tá tràng, vết thương chậm lên sẹo, dễ nhiễm trùng, tăng đường huyết gây đái tháo đường hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ, loãng xương, xốp xương, rối loạn phân bố mỡ, suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột, đục thuỷ tinh thể, mất ngủ, rối loạn tâm thần.

Dùng tại chỗ: hoại tử xương, thủng gân, teo da, đỏ da sau khi tiêm. Quá mẫn, đỏ bừng mặt, các phản ứng toàn thân.

Thông tin thành phần Neomycin

Dược động học :

– Hấp thu: Neomycin ít hấp thu qua đường tiêu hoá và do có độc tínhcao với thận và thần kinh thính giác nên chủ yếu dùng ngoài điều trị tại chỗ( thường phối hợp với bacitracin, polymyxin) hoặc uống để diệt vi khuẩn ưa khí ở ruột chuẩn bị cho phẫu thuật tiêu hoá.

– Phân bố: thuốc ít liên kết với protein huyết tương, khuyếch tán chủ yếu vào dịch ngoại bào.

– Chuyển hoá:

– Thải trừ: chủ yếu qua nước thận.

Chỉ định :

Nhiễm khuẩn & viêm kết mạc, bờ mi & loét củng mạc.

Liều lượng – cách dùng:

Tra thuốc vào mắt cứ 6 giờ/lần; tối đa 10 ngày.

Chống chỉ định :

Quá mẫn cảm với thành phần thuốc.

Tác dụng phụ

Ðôi khi: rát ở vùng mắt, chảy nước mắt, đỏ kết mạc & nhìn không rõ (thoáng qua).
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Terfuzol và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Terfuzol bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Tezkin
Next articleThuốc Jasunny
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here