Thuốc Toussolène

0
693
Thuốc Toussolène 5mg Alimemazin tartrat điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay
Thuốc Toussolène 5mg Alimemazin tartrat điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay
5/5 - (1 bình chọn)

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Toussolène công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Toussolène điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Toussolène ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Toussolène

Thuốc Toussolène 5mg Alimemazin tartrat điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay
Thuốc Toussolène 5mg Alimemazin tartrat điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay 
Nhóm thuốc: Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Đóng gói: Hộp 02 vỉ x 25 viên; Hộp 08 vỉ x 25 viên; Hộp 10 vỉ x 25 viên

Thành phần:

Alimemazin tartrat 5mg
SĐK:GC-303-18
Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam – VIỆT NAM
Nhà đăng ký: Công ty cổ phần Dược phẩm & dịch vụ Y tế Khánh Hội (KHAHOPHARMA)
Nhà phân phối: azthuoc

Chỉ định:

Điều trị triệu chứng đối với các biểu hiện dị ứng: Dị ứng hô hấp (viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi), viêm kết mạc và ngoài da (mày đay, ngứa). 
Nôn thường xuyên ở trẻ em. 
Mất ngủ ở trẻ em và người lớn. 
Giảm ho khan và ho do kích ứng, đặc biệt là khi ho về chiều hoặc về đêm.
Trạng thái sảng rượu cấp (do cai rượu). 

Liều lượng – Cách dùng

a. Điều trị mày đay, sẩn ngứa: 
Người lớn: 2 viên 5mg x 2-3 lần/ngày. Trường hợp dai dẳng khó chữa: 100mg/ngày. 
Người cao tuổi: 2 viên 5mg  x 1-2 lần/ngày.
Trẻ em trên 2 tuổi: 2.5 – 5mg x 3-4 lần/ngày. 
b. Kháng histamin, chống ho: 
 
Người lớn: 1-2 viên 5mg  x 3-4 lần/ngày.
Trẻ em trên 2 tuổi: 0.5mg – 1mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần. 
c. Tác dụng trên giấc ngủ: Uống một lần trước khi đi ngủ. 
Người lớn: 5-20mg (1-4 viên)
Trẻ em trên 2 tuổi: 0.25 – 0.5mg/kg/ngày. 
d. Điều trị trạng thái sảng rượu cấp (kích động): 
Người lớn: 50 – 200mg/ngày. 

Chống chỉ định:

– Quá mẫn cảm với thuốc kháng Histamin

– Không dùng cho người rối loạn chức năng gan hoặc thận, động kinh, bệnh Parkinson, thiểu năng tuyến giáp, u tế bào ưa crôm, nhược cơ

– Không dùng trong các trường hợp quá liều do barbituric,opiat, rượu

– Người có tiền sử bị bạch cầu hạt liên quan đến dẫn xuất phenothiazin

– Người có nguy cơ bí tiểu liên quan đến rối loạn niêu đạo tuyến tiền liệt

– Người có nguy cơ bị Glôcon góc đóng

– Trẻ em dưới 6 tuổi

– Phụ nữ có thai hay cho con bú

Tương tác thuốc:

– Tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc này sẽ mạnh lên bởi: rượu, thuốc ngủ barbituric và các thuốc an thần khác. Ức chế hô hấp cũng đã xảy ra khi dùng phối hợp các thuốc này. Tăng tác dụng thuốc hạ tuyến áp

– Tác dụng kháng Cholinergic của Alimemazin tăng lên khi phối hợp với các thuốc kháng Cholinergic khác dẫn tới táo bón, say sóng

– Alimemazin đối kháng với tác dụng trị liệu của Amphetamin, Levodopa, Clonidin, Guanethidin, Adrenalin

– Một số thuốc ngăn cản sự hấp thu của Alimemazin là các antacid, các thuốc chữa Parkinson, Lithi

Tác dụng phụ:

– Thường gặp: mệt mỏi, uế oải, đau đầu, chóng mặt nhẹ, khô miệng, đặc đờm, buồn ngủ.

– Ít gặp: táo bón, bí tiểu, rối loạn điều tiết mắt

Chú ý đề phòng:

Thận trọng khi dùng cho người cao tuổi đặc biệt khi quá nóng hoặc quá lạnh (gây hạ huyết áp thế đứng, chóng mắt, buồn ngủ, táo bón). Alimemazin có thể ảnh hưởng đến các test da thử với các dị nguyên, tránh dùng rượu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương.

Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bệnh tim mạch.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Toussolène và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Toussolène bình luận cuối bài viết.

Nguồn tham khảo uy tín

Thuốc Toussolène cập nhật ngày 07/12/2020: https://drugbank.vn/thuoc/Toussolene&GC-303-18

Previous articleThuốc Palmolin
Next articleThuốc Stadexmin
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here