Thuốc Ascoril

0
333
Ascoril
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Ascoril công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Ascoril điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Ascoril ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Ascoril

Ascoril
Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
Dạng bào chế: Viên nén
Đóng gói:Hộp 1 vỉ x 10 viên

Thành phần:

Salbutamol Sulphate; Bromhexin HCl; Guafenesin
Hàm lượng:
Salbutamol 2.00mg; B
SĐK:VN-13132-11
Nhà sản xuất: Glenmark Pharm., Ltd – ẤN ĐỘ
Nhà đăng ký: Glenmark Pharm., Ltd
Nhà phân phối:

Chỉ định:

* Trong nội khoa hô hấp:
– Dùng trong thăm dò chức năng hô hấp.
– Điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức.
– Điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được.
– Điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính.
– Viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang.
* Trong sản khoa: 
Thuốc được chỉ định một thời gian ngắn trong chuyển dạ sớm khi không có biến chứng và xảy ra từ tuần thứ 24 – 33 của thai kỳ, mục đích làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp corticosteroid có tác dụng đối với phát triển của phổi thai nhi hoặc để có thể chuyển người mẹ đến một đơn vị có chăm sóc tăng cường trẻ sơ sinh.

Liều lượng – Cách dùng

* Trong nội khoa hô hấp:
– Người lớn: 2 – 4 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày. Một vài người bệnh có thể tăng liều đến 8 mg/ lần. Người cao tuổi hoặc người rất nhạy cảm với các thuốc kích thích Beta 2 thì nên bắt đầu với liều 2 mg/ lần x  3 – 4 lần/ ngày. 
– Trẻ em 2 – 6 tuổi: 1 – 2 mg/ lần x 3 – 4 lần / ngày
– Trẻ em trên 6 tuổi: 2 mg/ lần x 3 – 4 lần/ ngày
– Để đề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn uống 4 mg trước khi vận động 2 giờ. Trẻ em lớn uống 2 mg trước khi vận động 2 giờ.
* Trong sản khoa: 
– Đối với chuyển dạ sớm: Liều thông thường 16 mg / ngày chia làm 4 lần. Trong quá trình điều trị có thể điều chỉnh liều uống tùy theo tiến triển lâm sàng. Tần số tim của người bệnh không được quá 120 – 130 nhịp/ phút.
– Đối với cơn đau co hồi tử cung hậu sản: 8 mg/ ngày chia làm 4 lần.

Chống chỉ định:

– Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc.

– Điều trị dọa sẩy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai.

– Nhiễm khuẩn nước ối. Chảy máu nhiều ở tử cung.

– Bệnh tim nặng. Mang thai nhiều lần.

Tương tác thuốc:

Ðối kháng với propranolol & các chẹn bêta khác. Tăng tác động khi dùng với xanthine.

Tác dụng phụ:

Rung nhẹ cơ xương đặc biệt ở bàn tay, đánh trống ngực & chuột rút cơ.

Chú ý đề phòng:

– Khi dùng liều thông thường mà kém tác dụng thì thường do đợt hen nặng lên, người bệnh không được tự ý tăng liều mà phải đi khám lại.

– Thuốc có thể gây kết quả dương tính đối với các xét nghiệm tìm chất doping ở các vận động viên thể thao.

– Người cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, đang dùng IMAO hay thuốc ức chế beta.

– Khi dùng cho người mang thai điều trị co thắt phế quản vì thuốc tác động đến cơn co tử cung nhất là trong 3 tháng đầu mang thai.

– Khi điều trị chuyển dạ sớm, có nhiều nguy cơ phù phổi nên phải giám sát tình trạng giữ nước và chức năng tim phổi của người bệnh.

– Liều dùng trong sản khoa tương đối cao nên dễ gây ra tác dụng không mong muốn cho người mẹ. Thuốc phải được dùng tại bệnh viện, dưới sự giám sát theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc.

Thông tin thành phần Salbutamol

Dược lực:

Salbutamol [1-(4-(RS)-hydroxy-3-hydroxymethylphenyl)-2-(t-butylamino) ethanol] là chất chủ vận thụ thể adrenergic beta2 (beta2-adrenoceptor agonist).

Dược động học :

– Nếu dùng theo đường uống: Salbutamol được hấp thu dễ dàng qua hệ tiêu hóa. Salbutamol được chuyển hóa đáng kể trước khi vào máu. Chất chuyển hóa chủ yếu là liên hợp sulphat là chất dường như được hình thành trong niêm mạc ruột và bất hoạt. Khoảng 10% thuốc lưu hành trong máu ở dưới dạng gắn với protein. 58-78% lượng thuốc có gắn phóng xạ xuất hiện trong nước tiểu trong vòng 24 giờ và 65-84% trong 72 giờ sau khi uống thuốc. 34-47% thuốc gắn phóng xạ xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng liên hợp và khoảng một nửa lượng này nguyên dạng. Ðã chứng minh thuốc qua được nhau thai in vitro lẫn in vivo.

– Nếu dùng thuốc dưới dạng khí dung: Tác dụng giãn phế quản nhanh sau 2-3 phút.Khoảng 72% lượng thuốc hít vào đào thải qua nước tiểu trong vòng 24 giờ, trong đó 28% không biến đổi và 44% đã chuyển hoá. Thời gian bán thải khoảng 3,8 giờ.

– Nếu tiêm thuốc vào tĩnh mạch: nồng độ thuốc trong máu đạt ngay mức tối đa, rồi sau đó giảm dần. Gần 3/4 lượng thuốc được thải qua thận, phần lớn dưới dạng không thay đổi.

– Nếu tiêm dưới da: nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương xuất hiện sớm hơn so với dùng theo đường uống. Sinh khả dụng là 100%, thời gian bán thải của thuốc là 5-6 giờ. Khoảng 25-35% lượng thuốc đưa vào được chuyển hoá và mất tác dụng. Thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng còn hoạt tính và các dạng không còn hoạt tính.

Tác dụng :

Salbutamol có tác dụng trên cơ trơn và cơ xương, gồm có: dãn phế quản, dãn cơ tử cung và run. Tác dụng dãn cơ trơn tùy thuộc vào liều dùng và được cho rằng xảy ra thông qua hệ thống adenyl cyclase-AMP vòng, với việc thuốc gắn vào thụ thể beta-adrenergic tại màng tế bào gây ra sự biến đổi ATP thành AMP vòng làm hoạt hóa protein kinase. Ðiều này dẫn đến sự phosphoryl hóa các protein và cuối cùng làm gia tăng calci nội bào loại liên kết; calci nội bào ion hóa bị giảm bớt gây ức chế liên kết actin-myosin, do đó làm dãn cơ trơn.

Thuốc chủ vận b2 như salbutamol cũng có tác dụng chống dị ứng bằng cách tác dụng lên dưỡng bào làm ức chế sự phóng thích các hóa chất trung gian gây co thắt phế quản như histamin, yếu tố hóa ứng động bạch cầu đa nhân trung tính (NCF) và prostaglandin D2.

Salbutamol làm dãn phế quản ở cả người bình thường lẫn bệnh nhân suyễn hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sau khi uống. Salbutamol còn làm gia tăng sự thanh thải tiêm mao nhầy (đã được chứng minh ở bệnh nhân COPD lẫn ở người bình thường).

Salbutamol kích thích các thụ thể beta2 gây ra các tác dụng chuyển hóa lan rộng: tăng lượng acid béo tự do, insulin, lactat và đường; giảm nồng độ kali trong huyết thanh.

Salbutamol có lẽ là chất có hiệu lực và an toàn nhất trong số các thuốc dãn phế quản loại giống giao cảm.

Chỉ định :

Làm giảm và phòng ngừa co thắt phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn đường thở có thể hồi biến.

Liều lượng – cách dùng:

* Viên uống:
Người lớn: mỗi lần một viên nang, ngày hai lần. 
* Dung dịch khí dung: 
Dạng hít khí dung và hít bột khô: Liều hít một lần khí dung là 100microgam và hít một lần bột khô là 200microgam salbutamol. 
Ðiều trị cơn hen cấp: 100microgam/liều cho người bệnh, hít 1 – 2 lần qua miệng, cách 15 phút sau, nếu không đỡ, có thể hít thêm 1 – 2 lần. Nếu đỡ, điều trị duy trì; không đỡ phải nằm viện. 
Ðề phòng cơn hen do gắng sức: Người lớn: dùng bình xịt khí dung để hít 2 lần, trước khi gắng sức từ 15 đến 30 phút; trẻ em: hít 1 lần, trước khi gắng sức 15 đến 30 phút. 
Người lớn: 
Liều thường dùng 2,5 – 5mg salbutamol (dung dịch 0,1%) qua máy phun sương, hít trong khoảng 5 – 15 phút, có thể lặp lại mỗi ngày tới 4 lần. Có thể pha loãng dung dịch 0,5% với dung dịch natri clorid 0,9% để có nồng độ 0,1%. Có thể cho thở liên tục qua máy phun sương, thường ở tốc độ 1 – 2mg salbutamol mỗi giờ, dùng dung dịch 0,005 – 0,01% (pha với dung dịch natri clorid 0,9%). Phải đảm bảo cho thở oxygen để tránh giảm oxygen máu. 
Một vài người bệnh có thể phải tăng liều đến 10mg salbutamol. Trường hợp này có thể hít 2ml dung dịch salbutamol 0,5% (không cần pha loãng) trong khoảng 3 phút, ngày hít 3 – 4 lần. 
Trẻ em: 
50 – 150 microgam/kg thể trọng (tức là từ 0,01 đến 0,03ml dung dịch 0,5% /kg, không bao giờ được quá 1ml ). Kết quả lâm sàng ở trẻ nhỏ dưới 18 tháng không thật chắc chắn. 
Nếu cơn không dứt hoàn toàn thì có thể lặp lại liều trên 2 – 3 lần trong một ngày, các lần cách nhau từ 1 đến 4 giờ. Nếu phải dùng dạng khí dung nhiều lần thì nên vào nằm viện.
*Dung dịch tiêm
– Hô hấp: tiêm dưới da 0,5 mg, nếu cần lặp lại cách 4 giờ. 
– Khoa sản: pha 2,5 mg/200 mL Glucose 5% tiêm truyền IV chậm khi cấp cứu; duy trì: tiêm IM hay IV 0,5 mg/ lần x 4 lần/ngày.

Chống chỉ định :

Bệnh nhân có tiền sử tăng cảm với salbutamol.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ được giảm thiểu do dạng bào chế áp dụng công nghệ DRCM. Nhìn chung, salbutamol được dung nạp tốt và các tác dụng độc nguy hiểm là hiếm gặp. Các phản ứng bất lợi của salbutamol, nếu có, tương tự với các thuốc giống giao cảm khác, tuy nhiên với salbutamol tỷ lệ phản ứng trên tim mạch thấp hơn.

Tác dụng phụ thường gặp nhất là: bứt rứt và run. Các phản ứng khác có thể có: nhức đầu, tim nhanh và hồi hộp, vọp bẻ, mất ngủ, buồn nôn, suy nhược và chóng mặt. Hiếm gặp : nổi mề đay, phù mạch, nổi mẩn và phù hầu họng. Ở một số bệnh nhân, salbutamol có thể gây biến đổi về tim mạch (mạch, huyết áp, một số triệu chứng hoặc điện tâm đồ). Nhìn chung, các phản ứng phụ chỉ thoáng qua và thường không cần phải ngưng điều trị với salbutamol.

Thông tin thành phần Bromhexine

Dược lực:

Bromhexine (N-cyclohexyl-N-methyl-(2-amino-3,5-dibromobenzyl) amine hydrochloride) là một chất dẫn xuất tổng hợp từ hoạt chất dược liệu vasicine.

Dược động học :

Bromhexine được hấp thu tốt theo đường ruột, thời gian bán hấp thu của dung dịch bromhexine khoảng 0,4 giờ. Dùng bromhexine viên dạng uống, nồng độ cao nhất trong huyết tương đạt được trong khoảng 1 giờ (tmax). Bromhexine được thải qua vòng hấp thu đầu tiên khoảng 75-80%, vì vậy tính khả dụng sinh học tuyệt đối của các dạng thuốc uống khoảng 20-25%. Dùng thức ăn trước khi dùng bromhexine làm tăng tính khả dụng sinh học của hợp chất này.

Sau khi dùng bằng đường uống, bromhexine cho thấy biểu đồ liều lượng ở mức 8-32mg. Có ít nhất 10 chất chuyển hóa của bromhexine được tìm thấy trong huyết tương, kể cả chất chuyển hóa ambroxol có hoạt tính dược lý.

Có một mức độ kết hợp cao với protein huyết tương khoảng 95-99% và thể tích phân phối lớn 7L/kg cân nặng (dùng đường tiêm tĩnh mạch). Bromhexine tích lũy trong phổi nhiều hơn trong huyết tương.

Thời gian bán hủy nổi bật là 1 giờ, thời gian bán hủy cuối cùng từ 13-40 giờ. Khi dùng 8 mg dạng uống, nồng độ trong huyết tương hạ sau 8-12 giờ đến 1,5ng/ml và 0,2ng/ml. Phần lớn bromhexine được bài tiết qua thận dưới dạng các chất chuyển hóa trong khi chỉ có một lượng nhỏ 0-10% hợp chất được tìm thấy ở dưới dạng không đổi trong nước tiểu. Sau 24 giờ đến 5 ngày, 70-88% liều uống tương ứng có trong nước tiểu, 4% được bài tiết qua phân. Bromhexine không tích lũy vì thời gian bán hủy cuối cùng dài không nổi bật. Nồng độ hằng định đạt được chậm nhất sau 3 ngày. Trong các nghiên cứu ở động vật, bromhexine thẩm thấu qua dịch não tủy và nhau thai. Có khả năng hợp chất này được bài tiết trong sữa mẹ.

Ðộ thanh lọc chất bromhexine giảm có thể gặp trong trường hợp bệnh gan nặng; trong trường hợp suy thận nặng, không loại trừ có thể có sự tích lũy các chất chuyển hóa. Chưa có các nghiên cứu dược động học đối với những tình trạng này.

Tác dụng :

Về mặt tiền lâm sàng cho thấy thuốc có sự gia tăng tỷ lệ tiết thanh dịch phế quản. Bromhexine tăng cường việc vận chuyển chất nhầy bằng cách giảm thiểu độ nhầy dính của chất nhầy và kích hoạt biểu mô có lông chuyển. Trong các nghiên cứu lâm sàng, bromhexine có tác dụng phân hủy chất nhầy và động học chất nhầy trong đường dẫn khí, giúp long đàm và giảm ho dễ dàng.

Bromhexine làm thủy phân các mucoprotein dẫn đến khử các cực mucopolysaccharide, cắt đứt các sợi cao phân tử này, làm điều biến hoạt tính của các tế bào tiết chất nhày. Kết quả là thay đổi cấu trúc chất nhày, giảm độ nhày nhớt.

Chỉ định :

Liệu pháp phân hủy chất tiết trong các bệnh phế quản phổi cấp tính và mãn tính liên quan đến sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy giảm.

Liều lượng – cách dùng:

Viên nén 8mg:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : 8 mg (1 viên), ngày 3 lần. 
Trẻ em 6-12 tuổi: 4mg (1/2 viên), ngày 3 lần.
Trẻ em 2-6 tuổi: 4 mg (1/2 viên), ngày 2 lần.
Cồn ngọt 4 mg/5 ml (1 muỗng cà phê = 5ml):
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 10ml (2 muỗng), ngày 3 lần. 
Trẻ em 6-12 tuổi: 5ml (1 muỗng), ngày 3 lần.

Trẻ em 2-6 tuổi: 2,5mg (1/2 muỗng), ngày 2 lần. 
Trẻ em dưới 2 tuổi: 1,25ml (1/4 muỗng), ngày 3 lần. 
Khi bắt đầu điều trị, nếu cần thiết có thể tăng tổng liều hàng ngày đến 48mg cho người lớn.

Dạng cồn ngọt không chứa đường do đó thích hợp cho người bệnh tiểu đường và trẻ em.
Ống tiêm (4mg/2ml):
bromhexine dạng ống tiêm được chỉ định sử dụng để điều trị và phòng ngừa các trường hợp biến chứng nặng sau phẫu thuật đường hô hấp chẳng hạn như do suy giảm sản xuất và vận chuyển chất nhầy.

Trong những trường hợp nặng cũng như trước và sau khi can thiệp bằng phẫu thuật, 1 ống tiêm tĩnh mạch (thời gian tiêm 2-3 phút), ngày 2-3 lần.
Dung dịch tiêm có thể dùng truyền tĩnh mạch chung với dung dịch glucose, levulose, muối sinh lý hay Ringer’s.

bromhexine không được trộn lẫn với các dung dịch kiềm, vì tính chất acid của dung dịch thuốc (pH 2,8) có thể gây vẩn đục hay kết tủa. 
Ghi chú:
Bệnh nhân đang điều trị với bromhexine cần được thông báo về sự gia tăng lượng dịch tiết.

Chống chỉ định :

Không sử dụng bromhexine trên bệnh nhân nhạy cảm với bromhexine hay các thành phần khác trong công thức thuốc.

Tác dụng phụ

bromhexine được dung nạp tốt. Tác dụng ngoại ý nhẹ ở đường tiêu hóa được ghi nhận. Phản ứng dị ứng, chủ yếu là phát ban da, rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, khi tiêm tĩnh mạch, không loại trừ khả năng có những phản ứng dị ứng nặng hơn.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Ascoril và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Ascoril bình luận cuối bài viết.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here