Co thắt, co giật ở dạ dày và tim là những cơn co thắt thường xảy ra trong dạ dày và tim. Có nhiều lý do gây co thắt. Hiểu được nguyên nhân về co thắt dạ dày và tim có thể giúp bạn ngăn ngừa chúng và điều trị chúng hiệu quả hơn.
Co thắt dạ dày là gì?
Bệnh co thắt dạ dày hay chuột rút dạ dày là tình trạng có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Là tình trạng bụng, dạ dày liên tục co thắt khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
Nguyên nhân thường gặp
Do ngộ độc thực phẩm
Biểu hiện:
- Đau dạ dày dạng co thắt, buồn nôn và nôn, đau co rút, đau dữ dội ở vùng bụng hoặc ngực.
- Người nóng, có thể kèm theo tiêu chảy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, cơ thể mệt mỏi, rã rời.
Do hệ tiêu hóa làm việc quá sức
Biểu hiện:
- Đau dạ dày kèm theo buồn nôn hoặc nôn, có thể trào ngược dịch vị và thức ăn lên thực quản.
- Bụng khó chịu, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ nóng, sôi bụng thường xuyên.
Do phụ nữ đến ngày hành kinh
Biểu hiện:
- Đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt từng cơn dữ dội vùng bụng dưới.
- Cơn đau do hành kinh thường xuất hiện từ 2 – 3 ngày thì biến mất.
Do co thắt cơ bắp
Biểu hiện:
- Co thắt cơ bắp đột ngột, không theo chủ ý dẫn đến đau cơ dạ dày.
- Đau tăng lên khi vận động, chuyển động.
Do căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng kéo dài
Biểu hiện:
- Đau dạ dày co thắt từng cơn đi kèm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Ăn không tiêu, dạ dày thường xuyên co thắt, lúc đau lâm râm lúc dữ dội.
- Chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, người khó chịu, mệt mỏi.
Do bệnh lý
Biểu hiện:
- Đau thắt dạ dày, đau vùng bụng và thượng vị kèm theo chứng chướng bụng đầy hơi, bụng ấm ách, ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu.
- Đau nhiều về đêm và sáng sớm, có thể xuất hiện chứng sôi bụng, buồn nôn hoặc nôn khi đói hoặc ăn quá no hay ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ…
Dấu hiệu, triệu chứng co thắt dạ dày
- Co thắt dạ dày có thể đi kèm với các triệu chứng khác, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của chúng. Các triệu chứng kèm theo bao gồm đau thắt bụng, chướng bụng, đầy hơi hoặc ợ hơi, thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy, táo bón, phân bị đổi màu, ợ nóng , buồn nôn, nôn, khối đập ở bụng hoặc chảy máu trực tràng.
- Nếu co thắt dạ dày là kết quả của tình trạng tim phổi, các triệu chứng có thể bao gồm đau ngực hoặc áp lực, và khó thở.
- Bạn cũng có thể nhận thấy nước tiểu có máu hoặc hồng, phình ở háng hoặc bụng, ngất hoặc thay đổi mức độ ý thức, sốt và đổ mồ hôi.
- Đau ngực, đi lại khó khăn, sốt cao, đau tức dạ dày, đau bụng co thắt dữ dội và khó thở hoặc nhịp tim nhanh nên nhắc bạn đi khám ngay.
Chẩn đoán đau thắt bụng
Một bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của co thắt dạ dày dựa trên:
- Kiểm tra thể chất
- Tiền sử bệnh
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm hoặc CT scan
Chữa và điều trị co thắt dạ dày
Việc điều trị co thắt dạ dày sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Các biện pháp có thể áp dụng bao gồm:
Sử dụng thuốc chống co thắt dạ dày Tây y
Bác sĩ sẽ cố gắng xác định nguyên nhân cơ bản của co thắt dạ dày và điều trị nguyên nhân đó. Điều trị có thể bao gồm sử dụng một số loại thuốc Tây như:
- Kháng sinh viêm dạ dày hoặc viêm dạ dày ruột do vi khuẩn
- Một nhóm thuốc gọi là aminosalicylates cho viêm đại tràng và một số trường hợp mắc bệnh Crohn
- Thuốc corticosteroid cho bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn
- Thuốc chống co thắt nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích hoặc co thắt rất nặng không được kiểm soát bởi các phương pháp điều trị khác.
Biện pháp khắc phục co thắt dạ dày ngay tại nhà
Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể có hiệu quả bao gồm:
- Nghỉ ngơi: Những người đang trải qua co thắt do căng cơ có thể tìm thấy phương pháp giảm đau bằng cách nghỉ ngơi cơ bụng và tránh các bài tập liên quan đến vùng bụng.
- Chườm nhiệt: Áp dụng một gói nhiệt hoặc chai nước nóng vào dạ dày có thể thư giãn các cơ và giảm đau bụng thắt lại
- Massage nhẹ vùng bụng: Mát xa nhẹ nhàng các cơ bụng có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm bớt chuột rút và dạ dày căng cứng
- Giữ nước trong cơ thể. Uống nhiều nước có thể giúp tránh mất nước, có thể gây co thắt dạ dày hoặc làm cho chúng tồi tệ hơn. Một số loại đồ uống thể thao bổ sung chất điện giải cũng có thể giúp ích nhưng nên được sử dụng ở mức độ vừa phải, vì chúng thường có lượng đường cao đặc biệt không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
- Tắm muối Epsom: Tắm nước ấm bằng muối Epsom là một biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến cho nhiều chứng chuột rút cơ bụng và co thắt. Nước ấm làm thư giãn các cơ và muối Epsom có nhiều magiê , giúp người bệnh thoát khỏi chuột rút cơ ở vùng bụng.
Bệnh co thắt cơ tim là gì?
- Co thắt cơ tim (hay đau thắt ngực) là cảm giác đau ở giữa ngực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường là do tắc nghẽn lưu thông mạch máu gây thiếu máu cục bộ ở cơ tim hoặc do sự co thắt của động mạch vành.
- Những nguyên nhân khác của tình trạng tim bị co thắt bao gồm thiếu máu, suy tim, loạn nhịp tim. Tuy nhiên nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là xơ vữa động mạch dẫn đến bệnh động mạch vành.
- Nhiều người thường lầm tưởng rằng cơn đau do co thắt cơ tim thường đi kèm khi bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên một số trường hợp cơn nhồi máu cơ tim xảy ra mà không hề đau. Trong quá khứ, tỷ lệ tử vong do đau thắt ngực khá cao. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, tình trạng này đã giảm đáng kể. Hiện nay, tỷ lệ tử vong trong vòng 5 năm của những người bị co thắt cơ tim độ I, II và III chỉ vào khoảng 8%.
Phân loại cơn co thắt cơ tim
Cơn đau thắt ổn định
- Loại này thường xảy ra khi người bệnh làm việc gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Vì vậy nó được gọi là cơn đau thắt ngực ổn định. Cơn đau thường chỉ kéo dài từ 1 – 5 phút sau khi nghỉ ngơi.
- Với tình trạng này, người bệnh sẽ có cảm giác tim bị thắt nghẹt, bóp chặt hay đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu trong ngực. Đồng thời hiện tượng khó thở có thể xảy ra hoặc không. Cơn đau thường bắt đầu ở khu vực trước tim, giữa ngực, sau xương ức. Sau đó nó có thể tỏa rộng đến cổ, hàm, cánh tay (phổ biến nhất là tay trái). Đôi khi cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị. Cũng có trường hợp cơn đau ở cột sống hoặc lan ra sau lưng. Điều này khiến người bệnh lầm tưởng với đau do gai cột sống hoặc thoái hóa đốt sống.
Cơn đau thắt ngực không ổn định
- Trường hợp này những người bệnh có cảm giác đau rất đa dạng. Nhiều người chỉ có cảm giác khó chịu ở trong ngực. Mỗi cơn đau thường kéo dài hơn 20 phút với cường độ nặng nhẹ thay đổi thất thường. Cơn co thắt ngực trái xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
- Những biểu hiện kèm theo bao gồm nôn hoặc buồn nôn, vã mồ hôi, mệt mỏi không rõ lý do. Những đối tượng thường bị đau thắt ngực không ổn định bao gồm người già, phụ nữ cao tuổi và bệnh nhân tiểu đường.
Những nguy cơ gây nên bệnh co thắt cơ tim
Có nhiều nguy cơ gây ra bệnh co thắt cơ tim. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân điển hình nhất:
- Những người càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tiền sử gia đình: trong gia đình có bố mẹ, anh chị, ông bà bị các bệnh tim mạch (nam dưới 55 tuổi, nữ dưới 65 tuổi) thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Thói quen hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh co thắt cơ tim gấp 2 lần so với người không hút thuốc lá
- Thói quen ít vận động hàng ngày góp phần khiến chất lượng thành mạch vành nhìn chung giảm xuống và gây nên các bệnh về tim.
- Tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, rối loạn mỡ máu cũng là những nguyên nhân gây ra đau thắt ngực ổn định
- Uống quá nhiều rượu bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra nhồi máu cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực ổn định.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh co thắt cơ tim
Điều trị và phòng bệnh co thắt cơ tim cần sự phối hợp của nhiều phương pháp trong một thời gian dài. Bạn cũng không nên quá lo lắng vì hiện nay có nhiều loại thuốc dùng để chữa trị căn bệnh này. Bên cạnh đó bạn cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể như sau:
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không bỏ thuốc giữa chừng khi không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Ăn ít chất béo bão hòa như mỡ động vật. Bổ sung nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật (rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa).
Xem thêm tại NhathuocLP: https://nhathuoclp.com/thuoc-drotaverin/