Thuốc Anaropin

0
368
Thuốc Anaropin 2mg/ml Ropivacain HCl gây mê
Thuốc Anaropin 2mg/ml Ropivacain HCl gây mê
5/5 - (1 bình chọn)

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Anaropin công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Anaropin điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Anaropin ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Anaropin

Thuốc Anaropin 2mg/ml Ropivacain HCl gây mê
Thuốc Anaropin 2mg/ml Ropivacain HCl gây mê 
Nhóm thuốc: Thuốc gây tê, mê
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm
Đóng gói: Hộp 5 ống tiêm 20ml

Thành phần:

Ropivacain HCl (dưới dạng Ropivacain HCl monohydrat) 2 mg/ml
SĐK:VN2-103-13
Nhà sản xuất: AstraZeneca A.B – THỤY ĐIỂN
Nhà đăng ký: AstraZeneca Singapore Pte., Ltd
Nhà phân phối: azthuoc

Chỉ định thuốc Anaropin

Gây tê phẫu thuật

– Gây tê ngoài màng cứng trong phẫu thuật, bao gồm cả mổ đẻ.

– Gây tê nội tủy mạc (dưới màng nhện).

– Phong bế thần kinh lớn.

– Phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê vùng có chọn lọc.

Giảm đau cấp

– Truyền liên tục ngoài màng cứng hoặc tiêm liều cao gián đoạn để giảm đau sau phẫu thuật hoặc giảm đau khi sinh.

– Phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê vùng có chọn lọc.

– Phong bế thần kinh ngoại biên liên tục bằng cách truyền hoặc tiêm gián đoạn, ví dụ: kiểm soát đau sau phẫu thuật.

Giảm đau cấp ở trẻ em (trong và sau phẫu thuật)

– Phong bế ngoài màng cứng vùng thắt lưng cùng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ < 12 tuổi.

– Truyền liên tục ngoài màng cứng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhũ nhi và trẻ <12 tuổi.

Liều lượng – Cách dùng thuốc Anaropin

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

– Đây là thuốc dùng đường tiêm truyền.

– Cần hết sức thận trọng khi sử dụng để tránh tiêm nhằm vào mạch máu. Nên cần thận với tất cả các mức liều trước và trong quá trình tiêm. Tiêm chậm (tốc độ 25-50 mg/phút) toàn bộ số thuốc hoặc chia thành các liều nhỏ hơn và duy trì liên tục cho bệnh nhân. Khi tiêm liều cao ngoài màng cứng, nên thử trước với liều 3-5 ml Lidocaine (Lignocaine) + Adrenaline (Epinephrine) [(Xylocaine 2% với Adrenaline (Epinephrine)] 1:200.000. Việc tiêm nhầm vào mạch máu có thể gây tăng nhịp tim trong một thời gian ngắn, tiêm nhằm nội tủy mạc có thể gây ra các dấu hiệu phong bế tủy sống. Nếu xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc, cần ngừng tiêm ngay lập tức.

– Liều đơn 250 mg Ropivacain đã được sử dụng và dung nạp tốt khi dùng phong bế ngoài màng cứng trong phẫu thuật.

Trẻ em dưới 12 tuổi

– Cần hết sức thận trọng khi sử dụng để tránh tiêm nhằm vào mạch máu. Nên hút bơm tiêm cẩn thận trước và trong quá trình tiêm. Cần giám sát kỹ chức năng sống của bệnh nhân trong suốt quá trình tiêm.

– Khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm độc cần ngừng tiêm ngay. Khi sử dụng liều đã được tính toán, việc chia liều cần được tính dựa trên tổng liều. Tiêm Ropivacain 2 mg/ml một lần ngoài màng cứng vùng cùng cụt có thể đạt được hiệu quả giảm đau hậu phẫu dưới T12 ở đa số bệnh nhân khi liều 2 mg/kg được sử dụng với thể tích 1 ml/kg. Thể tích tiêm ngoài màng cứng vùng cùng cụt có thể được điều chỉnh để tránh lan rộng phong bế thần kinh cảm giác. Mức liều lên tới 3 mg/kg của Ropivacain với nồng độ 3 mg/ml đã được sử dụng an toàn ở trẻ em trên 4 tuổi.

– Chưa có nhiều kinh nghiệm đối với phong bế chùm đuôi ngựa ở trẻ có trọng lượng trên 25kg.

– Chưa có các dữ liệu nghiên cứu về sử dụng Ropivacain ở trẻ sinh non.

Liều dùng thuốc

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

Giảm đau cấp

– Tiêm ngoài màng cứng vùng thắt lưng:

+ Liều cao

Thể tích: từ 10 đến 20 ml.

Liều dùng: từ 20 đến 40 mg.

Thời gian khởi phát: từ 10 đến 15 phút.

Thời gian tê: từ 0,5 đến 1,5 giờ.

+ Tiêm từng đợt, ví dụ: Trong khi đẻ:

Thể tích: từ 10 đến 15 ml với khoảng cách giữa 2 lần tiêm ít nhất là 30 phút.

Liều dùng: từ 20 đến 30 mg.

+ Truyền liên tục, ví dụ: Giảm đau hậu phẫu:

Thể tích: từ 6 đến 14 ml.

Liều dùng: từ 12 đến 28 mg.

– Tiêm ngoài màng cứng vùng ngực:

+ Truyền liên tục, ví dụ: Giảm đau hậu phẫu:

Thể tích: từ 6 đến 14 ml/ giờ.

Liều dùng: từ 12 đến 28 mg/ giờ.

+ Phong bế thần kinh ngoại biên và gây tê có chọn lọc:

Thể tích: từ 1 đến 100 ml.

Liều dùng: từ 2 đến 200 mg.

Thời gian khởi phát: từ 1 đến 5 phút.

Thời gian tê: từ 2 đến 6 giờ.

– Phong bế thần kinh ngoại biên (đùi hoặc cơ thang): Truyền liên tục hoặc tiêm từng đợt:

Thể tích: từ 5 đến 10 ml/ giờ.

Liều dùng: từ 10 đến 20 mg/ giờ.

Trẻ em dưới 12 tuổi

Điều trị đau cấp (trong và sau phẫu thuật)

– Phong bế ngoài màng cứng vùng 2 thắt lưng cùng

+ Đơn liều ở trẻ từ 0 – 12 tuổi.

Thể tích: 1 ml/kg.

Liều sử dụng: 2 mg/kg.

Truyền ngoài màng cứng liên tục

– Ở trẻ có trọng lượng cơ thể < 25 kg

+ Từ 0 đến 6 tháng: Liều caoa  truyền đến 72 giờ

Thể tích: 1 ml/kg.

Liều sử dụng: 2 mg/kg.

– Từ 6 đến 12 tháng:

+Liều cao

Thể tích: 0,5 – 1 ml/kg.

Liều sử dụng: 1 – 2 mg/kg.

+ Truyền đến 72 giờ:

Thể tích: 0,1 ml/kg/giờ.

Liều sử dụng: 0,2 mg/kg/giờ.

– Từ 1 đến 12 tuổi:

+ Liều cao

Thể tích: 1 ml/kg.

Liều sử dụng: 2 mg/kg.

+ Truyền đến 72 giờ:

Thể tích: 0,2 ml/kg/giờ.

Liều sử dụng: 0,4 mg/kg/giờ.

Xử lý khi quá liều

– Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm độc toàn thân cấp, cần dừng sử dụng thuốc. Tiến hành các biện pháp điều trị trực tiếp nhằm chấm dứt nhanh các triệu chứng thần kinh trung ương. Cho thở oxy liên tục và thông khí nếu cần.

– Nếu các cơn co giật không tự động ngừng sau 15-20 giây, cần tiêm tĩnh mạch Natri Thiopentone 1-3 mg/kg để trợ hô hấp, hoặc Diazepam 0,1 mg/kg.

– Tiêm thuốc giãn cơ (ví dụ Suxamethonium 1 mg/kg) giúp cải thiện tình trạng thông khí và thở oxy nhưng việc này yêu cầu kinh nghiệm đặt ống nội khí quản và thông khí.

– Nếu ngừng tuần hoàn xảy ra, cần tiến hành hồi sức tim phổi.

– Nếu xuất hiện hạ huyết áp/ chậm nhịp tim, nên tiêm tĩnh mạch một thuốc tăng huyết áp như Ephedrine 5-10 mg (có thể lặp lại sau 2-3 phút).

– Trong trường hợp suy tim, cần tiến hành xoa bóp tim. Trong trường hợp ngừng tim, cần hồi sức kéo dài hơn để cải thiện kết quả.

– Khi điều trị các triệu chứng nhiễm độc ở trẻ em, liều dùng được tính dựa theo độ tuổi và cân nặng.

Chống chỉ định thuốc Anaropin

– Quá mẫn với hoạt chất hay bất kỳ tá dược nào của thuốc.

– Quá mẫn với các chất gây tê tại chỗ nhóm Amide.

Tác dụng phụ thuốc Anaropin

Rối loạn tim

Rất thường gặp: Hạ huyết áp*,***.

Thường gặp: Chậm nhịp tim*, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp.

Ít gặp: Ngất*.

Hiếm gặp: Ngừng tim, loạn nhịp tim.

Rối loạn hệ thần kinh

Thường gặp: Dị cảm, chóng mặt, đau đầu*.

Ít gặp hơn: Bồn chồn, các triệu chứng của nhiễm độc thần kinh trung ương (co giật, động kinh cơn lớn, cơn tai biến ngập máu, xây xẩm, mất cảm giác quanh miệng, tê lưỡi, tăng thính lực, ù tai, rối loạn thị giác, loạn ngôn, giật cơ, rùng mình)**, giảm xúc giác*.

Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất

Ít gặp hơn: Khó thở*.

Rối loạn tiêu hóa

Rất thường gặp: Buồn nôn.

Thường gặp: Nôn mửa*, ****.

Rối loạn thận và tiết niệu

Thường gặp: Bí tiểu*

Các rối loạn toàn thân và tại chỗ tiêm

Thường gặp: Tăng nhiệt độ, rét run, đau lưng.

Ít gặp: Hạ nhiệt độ*.

Hiếm gặp: Phản ứng dị ứng, u thần kinh, mề đay.

Lưu ý

* : Các phản ứng phụ này thường gặp hơn sau gây tê tủy sống.

** : Các phản ứng phụ này thường xuất hiện do tiêm nhầm vào mạch máu, quá liều hoặc hấp thu nhanh.

*** : Hạ huyết áp ít gặp ở trẻ em (> 1/100).

**** Nôn mửa rất hay gặp ở trẻ em (> 1/10).

*Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Anaropin và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi không chấp nhận trách nhiệm nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Anaropin bình luận cuối bài viết.

Nguồn tham khảo uy tín

Thuốc Anaropin cập nhật ngày 18/12/2020: https://www.drugs.com/international/anaropin.html

Thuốc Anaropin cập nhật ngày 18/12/2020: https://drugbank.vn/thuoc/Anaropin&VN2-105-13

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here