Thuốc Zenoflox

0
184
Zenoflox
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Zenoflox công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Zenoflox điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Zenoflox ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Zenoflox

Zenoflox
Nhóm thuốc: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
Dạng bào chế:Dung dịch nhỏ mắt-0,3%w/v
Đóng gói:Hộp 1 lọ 5ml

Thành phần:

Ofloxacin
Hàm lượng:
0,3%w/v
SĐK:VN-2782-07
Nhà sản xuất: Klar Sehen Pvt., Ltd – ẤN ĐỘ
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩm Mỹ Ấn
Nhà phân phối:

Chỉ định:

– Viêm mi mắt, lẹo mắt, viêm túi lệ, viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm giác mạc, loét giác mạc.

– Viêm tai.

– triệu chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Liều lượng – Cách dùng

Dung dịch nhỏ:

– Nhỏ mắt, tai 1 giọt/lần x 3 lần/ngày.

– Dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật nhỏ 5 lần/ngày trong suốt 2 ngày trước mổ; vào ngày phẫu thuật, nhỏ mắt tùy theo thời gian & loại phẫu thuật; nhỏ 1 giọt ngay sau khi mổ; sau đó, nhỏ mắt mỗi khi thay băng.

– Thuốc mỡ tra: Tra một lượng thuốc vừa đủ vào mắt, 3lần/ngày.

Chống chỉ định:

Quá mẫn với thành phần thuốc. Tiền sử quá mẫn & bị viêm gân do quinolone.

Tác dụng phụ:

Ngứa mi mắt, sưng mi mắt, viêm bờ mi, xung huyết kết mạc, đau mắt, mi mắt đỏ. Hiếm khi choáng, phản ứng tăng cảm.

Chú ý đề phòng:

Trẻ em, phụ nữ có thai & cho con bú.

Thông tin thành phần Ofloxacin

Dược lực:

Ofloxacine là kháng sinh nhóm quinolon.

Dược động học :

Ofloxacin được hấp thu tốt sau khi uống với độ khả dụng sinh học hầu như 100%. Trung bình nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống 1 liều duy nhất 200mg ofloxacin là 220 mcg/ml và đạt được trong vòng 6 giờ sau khi uống. Thức ăn có thể làm chậm sự hấp thu thuốc nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hấp thu thuốc.Khoảng 25% thuốc gắn kết với protein huyết tương. Ofloxacin được phân bố rộng rãi trong các mô và dịch của cơ thể như là phổi, da, mụn nước, cổ tử cung , buồng trứng, mô và dịch tiết tiền liệt tuyến, đàm.

Ofloxacin đào thải chủ yếu qua đường thận. Khoảng 75-80% liều uống được bài xuất qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa, dưới 5% được bài xuất dưới dạng chất chuyển hóa khử methyl hay N-oxid.

Thời gian bán hủy đào thải trong huyết tương thay đổi từ 5-8 giờ. Thời gian bán hủy có thể kéo dài trong trường hợp suy thận nặng.

Tác dụng :

Ofloxacine là thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon giống như ciprofloxacin, nhưng ofloxacine khi uống có sinh khả dụng cao hơn 95%. Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Enterobacteriaceae, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Neisseria spp., Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae và một vài vi khuẩn gram dương khác. Ofloxacin có tác dụng mạnh hơn ciprofloxacin đối với Chlamydia trachomatis, Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma pneumoniae. Nó cũng có tác dụng đối với Mycobacterium leprae và cả Mycobacterium spp. khác.

Ofloxacin có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế tác dụng chưa được biết đầy đủ. Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, ofloxacin ức chế DNA-gyrase là enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và tu sửa DNA của vi khuẩn.

Chỉ định :

Ofloxacine được chỉ định điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn sau: 

– Nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và không có biến chứng. 
– Nhiễm trùng da và mô mềm. 
– Viêm tuyến tiền liệt. 
– Bệnh lây truyền qua đường sinh dục như là: nhiễm lậu cầu cấp niệu đạo và cổ tử cung không biến chứng, viêm niệu đạo và cổ tử cung không do lậu cầu. 
– Viêm phổi do H. influenza hay Streptococcus pneumoniae. 
– Viêm phế quản mạn tính đợt cấp. 
Dạng thuốc nhỏ mắt:

Các nhiễm trùng ở phần ngoài mắt (viêm kết mạc, viêm giác mạc) hoặc những bộ phận phụ (viêm mi mắt, viêm túi lệ) do những chủng vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin.

Liều lượng – cách dùng:

Dạng uống :

Người lớn :

Nhiễm khuẩn đường tiểu:

Viêm bàng quang do E. coli hay K. pneumoniae: 200mg mỗi 12 giờ trong 3 ngày.

Viêm bàng quang do nhiễm các loại vi khuẩn khác : 200 mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày.

Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng: 200mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm mức độ trung bình hoặc nhẹ: 400mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.

Viêm phổi hay viêm phế quản mạn tính đợt cấp: 400mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.

Bệnh lây truyền qua đường sinh dục:

Nhiễm lậu cầu không biến chứng: 400mg một liều duy nhất.

Viêm niệu đạo hay viêm cổ tử cung do C. trachomatis: 300mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày.

Viêm tuyến tiền liệt: 300mg mỗi 12 giờ trong 6 ngày.

Ðiều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận

Khi chỉ biết nồng độ creatinin trong huyết tương, ta có thể áp dụng công thức sau để ước lượng độ thanh lọc creatinin:

Nam: Ðộ thanh lọc creatinin ml/phút = Cân nặng (kg) x (140-Tuổi)/72 x Creatinin huyết tương (mg/dl)

Nữ: 0,85 x Giá trị được tính cho nam

Dạng tiêm:

Tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút.

Người lớn: 400mg/24 giờ, chia làm hai lần tiêm truyền. Trường hợp nặng: 400mg mỗi 12 giờ.Người già/Người suy thận

Dạng thuốc nhỏ mắt :

Liều lượng tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và được bác sĩ chuyên khoa mắt quyết định.

Chống chỉ định :

Chống chỉ định dùng ofloxacin ở bệnh nhân nhạy cảm với ofloxacin hay bất kỳ một dẫn xuất của quinolone.

Tác dụng phụ

Ðường tiêu hoá: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Da: ngứa, phản ứng da nhạy cảm ánh sáng, viêm mạch máu, phát ban và mẩn đỏ da.

Hệ thống thần kinh trung ương: chóng mặt, cảm giác lâng lâng, hay quên, run rẩy, co giật, dị cảm, tăng kích thích.

Thận: suy thận cấp thứ phát sau viêm thận mô kẽ.

Cơ quan khác: nhìn mờ, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm tiểu cầu, đau cơ, chứng vú to.

Dạng thuốc nhỏ mắt:

– Có thể gây kích thích tạm thời.

– Có thể gây phản ứng quá mẫn.

– Có thể gây chọn lọc các chủng vi khuẩn đề kháng.

– Có thể gây các phản ứng dị ứng chéo.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Zenoflox và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi miễn trừ trách nhiệm y tế nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Zenoflox bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Tiotic 0,9%
Next articleThuốc Adixic eye/eardrops
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here