Thuốc Profol 1%

0
295
Profol 1%
Rate this post

AzThuoc.com chia sẻ bài viết về: Thuốc Profol 1% công dụng, tác dụng phụ – liều lượng, Thuốc Profol 1% điều trị bệnh gì. BÌNH LUẬN cuối bài để biết: Mua bán Thuốc Profol 1% ở đâu? giá bao nhiêu? Vui lòng tham khảo các chi tiết dưới đây.

Profol 1%

Profol 1%
Nhóm thuốc: Thuốc gây tê, mê
Dạng bào chế:Nhũ tương truyền tĩnh mạch
Đóng gói:Hộp 1lọ 10ml, hộp 1 lọ 20ml, hộp 1 lọ 50ml

Thành phần:

Propofol
Hàm lượng:
1% w/w
SĐK:VN-10989-10
Nhà sản xuất: Claris Lifesciences., Ltd – ẤN ĐỘ
Nhà đăng ký: Claris Lifesciences., Ltd
Nhà phân phối:

Thông tin thành phần Propofol

Dược lực:

Propofol (2,6-diisopropylphenol) là một thuốc gây mê tác dụng ngắn với khởi phát tác dụng nhanh khoảng 30 giây. Sự hồi tỉnh sau gây mê thường nhanh.

Dược động học :

– Hấp thu: Sự suy giảm nồng độ propofol sau một liều tiêm tĩnh mạch hoặc sau khi ngưng truyền có thể được miêu tả theo mô hình mở 3 ngăn.

– Phân bố: Giai đọan đầu được đặc trưng bởi sự phân phối rất nhanh (thời gian bán hủy 2-4 phút).

– Thải trừ: thải trừ nhanh (thời gian bán hủy 30-60 phút) và giai đoạn cuối cùng chậm hơn, tiêu biểu cho sự tái phân phối propofol từ các mô ít được tưới máu.

Tác dụng :

Giống như mọi loại thuốc mê khác, cơ chế tác dụng còn ít được biết.

Nói chung, tụt huyết áp động mạch trung bình và thay đổi nhẹ nhịp tim được ghi nhận khi dùng Propofol dẫn mê và duy trì mê. Tuy nhiên, các thông số huyết động học thường ở mức tương đối ổn định trong quá trình duy trì mê và các trường hợp thay đổi bất lợi huyết động học có tỷ lệ thấp.

Mặc dù sự ức chế thông khí có thể xảy ra sau khi dùng Propofol, nhưng bất kỳ ảnh hưởng nào cũng đều tương tự về tính chất như với các loại thuốc mê đường tĩnh mạch khác và đều có thể xử trí dễ dàng trên thực hành lâm sàng.

Propofol làm giảm lưu lượng máu não, áp lực nội sọ và chuyển hóa ở não. Giảm áp lực nội sọ thì xảy ra nhiều hơn ở bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ trước đó.

Sự hồi tỉnh thường xảy ra nhanh và bệnh nhân thấy nhẹ nhõm, với rất ít các trường hợp đau đầu, buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.

Nói chung, các triệu chứng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật có gây mê bằng Propofol thì ít hơn so với các thuốc gây mê dạng hít. Có bằng chứng cho rằng điều này có thể liên quan đến hiệu quả chống nôn của propofol.

Propofol ở nồng độ sử dụng trên lâm sàng, không ức chế tổng hợp các nội tiết tố vỏ thượng thận.

Chỉ định :

Propofol là một thuốc gây mê tĩnh mạch tác dụng ngắn thích hợp cho việc dẫn mê và duy trì mê.

Propofol cũng có thể được dùng để gây ngủ ở bệnh nhân đang được thông khí hỗ trợ trong đơn vị săn sóc đặc biệt.

Propofol cũng dùng để an thần gây ngủ cho các phẫu thuật và thủ thuật chẩn đoán.

Liều lượng – cách dùng:

Thường phải dùng thêm thuốc giảm đau với Propofol.

Propofol đã được dùng kết hợp với gây tê tủy sống và gây tê ngoài màng cứng và với các thuốc tiền mê thông dụng, các thuốc ức chế thần kinh cơ, các thuốc gây mê qua đường thở và thuốc giảm đau; không ghi nhận được có sự tương kỵ về dược lý nào. Có thể cần dùng liều thấp Propofol khi gây mê được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ với kỹ thuật gây tê vùng.

A. Người lớn

DẪN MÊ

Propofol có thể dùng cho dẫn mê bằng cách tiêm tĩnh mạch chậm hay truyền tĩnh mạch.

Ở bệnh nhân không có tiền mê và bệnh nhân đã có tiền mê, nên điều chỉnh Propofol (khoảng 40mg mỗi 10 giây cho một người lớn khỏe mạnh, cân nặng trung bình bằng cách tiêm hay truyền tĩnh mạch) theo đáp ứng của bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân có dấu hiệu bắt đầu mê. Ða số người lớn dưới 55 tuổi cần 1,5-2,5mg Propofol/kg. Tổng liều có thể giảm bằng cách giảm tốc độ tiêm truyền (20-50mg/phút). Trên 55 tuổi, nhu cầu thường ít hơn. Ở bệnh nhân phân độ ASA 3 và 4, nên tiêm truyền ở tốc độ chậm hơn (khoảng 20mg mỗi 10 giây).

DUY TRÌ MÊ

Có thể duy trì mê bằng cách truyền liên tục hoặc tiêm tĩnh mạch nhiều lần để duy trì độ sâu của mê cần thiết.

Truyền liên tục: Tốc độ truyền thay đổi đáng kể giữa các bệnh nhân nhưng tốc độ trong khoảng từ 4 đến 12mg/kg/giờ thường duy trì mê tốt.

Tiêm tĩnh mạch nhiều lần: Nếu dùng kỹ thuật tiêm nhiều lần, có thể tiêm mỗi đợt từ 25mg tới 50mg tùy nhu cầu lâm sàng. GÂY NGỦ KHI SĂN SÓC ÐẶC BIỆT

Khi dùng để an thần-gây ngủ ở bệnh nhân trưởng thành được thông khí hỗ trợ trong đơn vị săn sóc đặc biệt, nên truyền Propofol liên tục. Vận tốc truyền phải được điều chỉnh theo độ sâu của giấc ngủ cần thiết nhưng vận tốc truyền trong khoảng 0,3 đến 4,0mg/kg/giờ thường cho kết quả tốt.

AN THẦN GÂY NGỦ CHO PHẪU THUẬT VÀ THỦ THUẬT CHẨN ÐOÁN

Ðề an thần gây ngủ cho phẫu thuật và thủ thuật chẩn đoán, tốc độ dùng nên được điều chỉnh cho từng cá nhân tùy theo đáp ứng lâm sàng.

Phần lớn bệnh nhân cần dùng liều 0,5-1mg/kg trong 1-5 phút để khởi đầu cho an thần gây ngủ.

Duy trì an thần gây ngủ có thể cũng điều chỉnh liều tiêm truyền Propofol đến mức cần thiết trên lâm sàng, phần lớn bệnh nhân cần dùng liều 1,5-4,5 mg/kg/giờ. Cùng với truyền tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch 10-20 mg mỗi lần có thể được dùng để tăng nhanh độ sâu của giấc ngủ khi thấy cần thiết. Ở bệnh nhân có phân độ ASA độ 3 và 4, tốc độ tiêm truyền và liều lượng cần phải giảm.

B. Người cao tuổi

Ở bệnh nhân cao tuổi, liều yêu cầu để dẫn mê bằng Propofol được giảm bớt. Khi giảm liều, nên xem xét đến tình trạng thể chất và tuổi tác của bệnh nhân. Nên truyền liều đã giảm này ở tốc độ chậm hơn và điều chỉnh liều theo đáp ứng. Khi dùng Propofol để duy trì mê hoặc an thần gây ngủ, cũng nên giảm tốc độ truyền hoặc giảm “nồng độ thuốc mục tiêu”. Bệnh nhân độ 3 và 4 theo ASA sẽ cần giảm liều và tốc độ truyền hơn nữa. Không nên tiêm tĩnh mạch nhanh (liều đơn hoặc lặp lại) cho bệnh nhân lớn tuổi vì điều này có thể dẫn đến tình trạng trụy tim mạch-hô hấp.

C. Trẻ em

DẪN MÊ

Propofol không nên dùng ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Khi dùng để dẫn mê ở trẻ em, Propofol phải được cho chậm cho đến lúc có dấu hiệu lâm sàng của tình trạng bắt đầu mê. Phải điều chỉnh liều lượng theo tuổi và/hoặc cân nặng. Ða số bệnh nhi trên 8 tuổi có thể cần khoảng 2,5mg Propofol/kg để dẫn mê. Bệnh nhi dưới 8 tuổi có thể cần liều lượng nhiều hơn. Nên dùng liều thấp hơn đối với bệnh nhi độ 3 và 4 theo ASA.

DUY TRÌ MÊ

Propofol không nên dùng ở trẻ em dưới 3 tuổi.

Có thể dùng Propofol duy trì mê bằng cách truyền hoặc tiêm tĩnh mạch nhắc lại nhiều lần để duy trì mức độ sâu của mê cần thiết. Tốc độ tiêm hoặc truyền thay đổi rất nhiều giữa các bệnh nhân nhưng tốc độ trong khoảng 9-15mg/kg/giờ thường đạt được yêu cầu kết quả gây mê tốt.

AN THẦN GÂY NGỦ TRONG PHẪU THUẬT VÀ THỦ THUẬT CHẨN ÐOÁN

Propofol không nên dùng để an thần gây ngủ cho trẻ em vì tính an toàn và hiệu quả chưa được xác lập.

GÂY NGỦ KHI SĂN SÓC ÐẶC BIỆT

Không nên dùng Propofol để gây ngủ ở trẻ em vì hiệu quả và độ an toàn chưa được chứng minh. Mặc dù chưa xác lập được mối quan hệ nhân quả, một vài biến cố ngoại ý nặng (kể cả tử vong) đã được ghi nhận ở một vài báo cáo tự phát, sử dụng thuốc không được cho phép và những biến cố này đa số xảy ra ở trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp đã dùng liều vượt quá liều cho phép của người lớn.

D. Cách dùng

Propofol có thể được truyền tĩnh mạch nguyên chất qua ống tiêm nhựa hoặc các chai dịch truyền bằng thủy tinh. Khi Propofol được dùng nguyên chất để duy trì mê, nên dùng các thiết bị như ống bơm tiêm hoặc bơm truyền theo thể tích để kiểm soát vận tốc truyền.

Propofol cũng có thể được dùng pha loãng, chỉ với loại dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5%, trong các túi nhựa PVC hoặc chai thủy tinh. Việc pha loãng, không quá 1 phần 5 (2mg Propofol/ml), phải được làm một cách vô trùng ngay trước khi truyền. Hỗn hợp ổn định cho tới 6 giờ.

Thuốc pha loãng có thể được dùng với nhiều kỹ thuật kiểm soát đường truyền đa dạng, nhưng một phương cách kiểm soát đơn độc sẽ không tránh được nguy cơ tai biến không kiểm soát được khi truyền quá nhiều Propofol pha loãng. Phải thêm vào đường truyền 1 ống buret, máy đếm giọt hoặc bơm đo thể tích. Nguy cơ truyền không kiểm soát được phải được nghĩ tới khi quyết định thể tích tối đa thuốc đã pha loãng trong ống buret.

Propofol có thể được tiêm truyền qua một nhánh hình chữ Y gần vùng tiêm, vào trong các dịch truyền tĩnh mạch Dextrose 5%, Natri Chloride 0,9% hay Dextrose 4% với Natri Chloride 0,18%. Propofol có thể trộn trước với alfentanil dạng tiêm chứa 500 microgram/mL alfentanil (Rapifen – Janssen Pharmaceuticals Ltd.) với tỷ lệ 20:1 đến 50:1 v/v. Hỗn hợp thuốc nên được chuẩn bị bằng kỹ thuật vô trùng và sử dụng trong vòng 6 giờ.

Ðể giảm đau lúc khởi đầu tiêm chích, phần Propofol 1% dùng để dẫn mê có thể được pha thêm với lignocaine dạng tiêm trong một ống tiêm nhựa với tỷ lệ 20 phần Propofol với một phần hoặc là 0,5% hoặc là 1% lignocaine dạng tiêm ngay trước khi sử dụng.

Chống chỉ định :

Chống chỉ định sử dụng Propofol ở bệnh nhân đã biết là dị ứng với Propofol.

Propofol không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Chống chỉ dịnh dùng Propofol để an thần cho trẻ em ở mọi lứa tuổi bị bạch hầu hoặc viêm nắp thanh quản đang được chăm sóc đặc biệt.

Tác dụng phụ

Dẫn mê bằng Propofol thường nhẹ nhàng với ít biểu hiện kích thích. Các tác dụng ngoại ý được ghi nhận thường nhất là các phản ứng dược lý của nhóm thuốc gây mê có thể dự đoán trước, như hạ huyết áp. Do bản chất của thủ thuật gây mê và tình trạng bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt, các biến cố được ghi nhận liên quan đến thủ thuật gây mê và chăm sóc đặc biệt cũng có thể liên quan đến thủ thuật thực hiện hoặc tình trạng bệnh nhân.

Rất thường gặp (> 1/10)

Các rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ tiêm: Ðau tại chỗ khi dẫn mê(1)

Thường gặp (> 1/100, Rối loạn mạch máu: Hạ huyết áp(2).

Rối loạn tim: Chậm nhịp tim(3).

Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: ngưng thở thoáng qua khi dẫn mê.

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn và nôn trong giai đoạn hồi phục.

Rối loạn hệ thần kinh: nhức đầu trong giai đoạn hồi phục.

Các rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ tiêm: triệu chứng ngưng thuốc ở trẻ em(4).

Rối loạn mạch máu: đỏ bừng mặt ở trẻ em(4).

Ít gặp (> 1/1000, Rối loạn mạch máu: huyết khối và viêm tĩnh mạch.

Hiếm gặp (> 1/10 000, Hệ thần kinh: các cử động dạng động kinh, kể cả co giật và ưỡn cong người trong khi dẫn mê, duy trì và hồi phục.

Rất hiếm gặp (Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết: tiêu cơ vân(5).

Rối loạn tiêu hóa: viêm tụy.

Thương tổn, ngộ độc và các biến chứng trong thủ thuật: sốt hậu phẫu.

Rối loạn thận và tiết niệu: mất màu nước tiểu sau khi sử dụng dài hạn.

Rối loạn hệ tự miễn: quá mẫn-có thể gây phù mạch, co thắt phế quản, hồng ban và tụt huyết áp.

Hệ sinh sản và tuyến vú: không ức chế tình dục.

Rối loạn tim: phù phổi.

Rối loạn hệ thần kinh: bất tỉnh hậu phẫu.

(1) Có thể giảm thiểu bằng cách sử dụng các tĩnh mạch có kích thước lớn ở cánh tay và hố trước xương trụ. Khi dùng Propofol 1%, các vết đau tại chỗ cũng được giảm thiểu bằng cách dùng phối hợp với lignocaine.

(2) Thỉnh thoảng, hạ huyết áp có thể cần phải dùng dung dịch tiêm tĩnh mạch và giảm tốc độ truyền Propofol.

(3) Hiếm gặp, chậm nhịp tim trầm trọng. Trong một vài trường hợp, có thể gây vô tâm thu.

(4) Sau khi ngưng dùng Propofol một cách đột ngột trong chăm sóc đặc biệt.

(5) Rất hiếm trường hợp ghi nhận tiêu cơ vân khi dùng Propofol ở liều lớn hơn 4mg/kg/giờ để gây ngủ an thần trong ICU.

Các báo cáo từ việc sử dụng Propofol ngoài các chỉ định được ghi trên toa thuốc để khởi đầu gây mê ở trẻ sơ sinh cho thấy trụy tim mạch-hô hấp có thể xảy ra nếu áp dụng phác đồ dùng cho trẻ em.
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và azthuoc.com tổng hợp.

Nội dung của AZThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Profol 1% và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi không chấp nhận trách nhiệm nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Profol 1% bình luận cuối bài viết.

Previous articleThuốc Hospizoll
Next articleThuốc Fipencolin 1g
Dược Sĩ TS Lucy Hoa là người đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược lâm sàng. Tiến sĩ Lucy Hoa nguyên là Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. Hiện tại, Tiến sĩ Lucy Hoa là Phó Tổng Giám đốc tại AZThuoc. Tiến sĩ Lucy Hoa tốt nghiệp Dược sĩ cao cấp tại Đại học Dược Hà Nội; bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ tại Đại học Dược Hà Nội và Thạc sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Tổng hợp Nam Úc. Năm 2011, Tiến sĩ Lucy Hoa đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Dược lâm sàng tại Đại học Dược Hà Nội. AZ thuốc trang thông tin thuốc và sức khỏe uy tín, Tổng hợp thông tin các dòng thuốc từ A – Z. Chúng tôi là một đội ngũ Dược sĩ, chuyên gia tư vấn sức khỏe, Đã có nhiều năm kinh nghiệm về y dược.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here